6 sai lầm trong sử dụng tủ thuốc gia đình

Thứ Tư, 27 tháng 7, 2011
Tủ Thuốc Gia Đình:
  • Thứ Sáu, 11 12 2009 15:27

Trong mỗi gia đình thường có những tủ thuốc dự trữ. Tuy nhiên, thói quen dự trữ thuốc và cách dùng thuốc thiếu khoa học lại để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

1. Tích trữ càng nhiều thuốc càng an toàn


Một số người có tâm lý và thói quen tích trữ nhiều loại thuốc hỗn hợp với lý do số lượng thuốc càng nhiều, chủng loại càng đa dạng thì khả năng chữa khỏi bệnh càng nhanh. Tuy nhiên điều này đôi khi lại phản tác dụng.

Các chuyên gia về dược phẩm cho biết, khi để các loại thuốc cùng nhau trong 1 thời gian dài ở nơi kín gió (tủ thuốc), nếu có loại thuốc hết hạn sẽ bị biến chất, gây phản ứng với các loại thuốc khác làm giảm chất lượng thuốc.

Lời khuyên: Ngoài những loại thuốc dùng để cấp cứu khi bị thương nặng, thuốc sốt, cảm cúm, những loại thuốc khác nên mua khi cần thiết. Không nên dự trữ hỗn hợp nhiều loại thuốc. Cần có túi bảo quản và môi trường bảo quản thuốc hợp lý để tránh xảy ra phản ứng giữa nhiều loại thuốc.



Ảnh minh họa

2. Chung bệnh, ai cũng có thể dùng một loại thuốc

Rất nhiều bậc phụ huynh cho con mình uống thuốc dành cho người lớn và cho rằng chỉ cần những triệu chứng bệnh như vậy, đoán chẩn bệnh là có thể yên tâm dùng thuốc. Tuy nhiên, có những loại thuốc chỉ thích hợp cho người lớn, trẻ em uống vào sẽ ảnh hưởng đến quá trình dậy thì, làm xương còi cọc bởi ảnh hưởng của các kháng tố có hại cho trẻ.

Lời khuyên: Khi dự trữ thuốc cho tủ thuốc gia đinh phải cân nhắc kĩ các thành phần của thuốc theo hướng dẫn của bác sỹ hoặc dược sỹ. Đối với những độ tuổi khác nhau thì dùng các loại thuốc, liều lượng thuốc cũng khác nhau. Tốt nhất nên hỏi tư vấn của bác sỹ trước khi quyết định dùng thuốc (đặc biệt là thuốc cho trẻ em và người già).

3. Thuốc càng đắt càng tốt, liều càng nặng bệnh càng nhanh khỏi

Thuốc đắt nhất chưa hẳn đã là thuốc tốt nhất, chưa hẳn đã trị được bách bệnh. Chỉ có dùng thuốc một cách an toàn và hợp lý mới phát huy hiệu quả chữa bệnh tốt nhất.

Lời khuyên: Dùng thuốc phải căn cứ vào nhiều yếu tố: bệnh trạng, tuổi tác, giới tính…không được tùy tiện tăng liều dùng khi chưa có chỉ định của những người có chuyên môn.

4. Không cần phải vệ sinh tủ thuốc, thay thuốc, việc dự trữ thuốc không liên quan đến chất lượng của thuốc

Cần đặc biệt lưu ý điều kiện bảo quản thuốc: Tránh ánh nắng mặt trời, nhiệt độ thấp, thoáng gió để phòng ngừa thuốc biến chất. Thường xuyên kiểm tra hạn sử dụng của thuốc trước khi sử dụng. Phân biệt rõ thuốc dành cho người lớn, trẻ em, thuốc nội thương hay thuốc ngoài da.

Lời khuyên:
Nên ghi chép tất cả các thông số về hạn sử dụng, thuốc đặc trị, độ tuổi dùng thuốc…để tiện theo dõi và thay thuốc theo định kỳ.

5. Thuốc mới hết hạn vẫn... dùng tốt

Một trong những nguyên nhân dẫn đễn bệnh trầm trọng hơn hay mắc một số bệnh mới là do dùng thuốc hết hạn sử dụng.

Một số loại thuốc dù đã quá hạn sử dụng nhưng vẫn giữ màu sắc và trạng thái như chưa hết hạn, điều này rất dễ đánh lừa mắt thường. Tuy nhiên tác hại của nó lại vô cùng lớn, bởi thuốc hết hạn đồng nghĩa với khả năng biến chất rất cao, đó là một trong những nhân tố tiềm ẩn bệnh tật.

Lưu ý: đối với những loại thuốc tiêm, thuốc có hạn sử dụng ngắn, thuốc không thường xuyên phải dùng đến…Các loại thuốc khi đã mở nắp hoặc bao bì cần nhanh chóng dùng hết, nếu không nên bỏ đi, không nên vì tâm lý tiếc của mà tự gây hại cho sức khỏe.

6. Tự ý pha hỗn hợp nhiều loại thuốc với nhau

Liều lượng thuốc, thời gian dùng thuốc đều phải căn cứ vào tác dụng của thuốc, cách dùng và mục đích chữa bệnh. Pha trộn lẫn lộn các loại thuốc với nhau mà chỉ dựa trên thói quen và kinh nghiệm cá nhân sẽ không an toàn, ngược lại có thể gây ngộ độc thuốc, nguy hiểm đến tính mạng.

Có những loại bệnh có thể dùng đồng thời thuốc uống và thuốc ngoài da, tuy nhiên cũng có những bệnh chỉ uống thuốc mà không bôi và ngược lại. Tránh tuyệt đối việc lạm dụng thuốc với mong muốn bệnh sẽ nhanh khỏi.

BACSI.com (Theo TPO)


Chủ nhật, 23 Tháng chín 2007, 10:01 GMT+7

10 sai lầm khi sử dụng thuốc

10 sai lam khi su dung thuoc

Tưởng rằng đơn giản, vậy mà không phải ai cũng biết cách uống thuốc. Giới y học cũng nói rằng, uống thuốc không đúng cách sẽ chẳng giúp ích nhiều cho việc điều trị bệnh.

1. Không đọc kỹ giấy hướng dẫn sử dụng khi mua và dùng thuốc.

2. Trong quá trình sử dụng thuốc, không kiểm tra nồng độ máu, chức năng gan, thận theo đúng chỉ định của bác sĩ.

3. Hiểu lời dặn của bác sĩ “uống thuốc 1 ngày 4 lần” đơn giản là uống vào thời điểm 3 bữa cơm và 1 lần trước khi đi ngủ.

4. Không chú ý ngày sản xuất và thời hạn sử dụng thuốc. Tiếc không vứt đi những thuốc đã quá hạn sử dụng.

5. Tự ý uống thuốc kháng sinh khi bị đau đầu, sốt, bị thương ngoài da, tiêu chảy…

10 sai lam khi su dung thuoc

6. Tự ý kéo dài quá trình sử dụng thuốc kháng sinh để tăng khả năng ngừa bệnh.

7. Lạm dụng một số thảo dược có độc để chữa các bệnh nan y theo phương thức “lấy độc trị độc”.

8. Tư tưởng “sợ thuốc, giấu bệnh” do sợ các phản ứng phụ mà thuốc gây ra cho người sử dụng.

9. Quan niệm “thuốc bổ tăng sức” nên tự ý uống tất cả các loại thuốc không cần biết đó là thuốc đông y hay tây y.

10. Khi bệnh nặng uống đồng thời nhiều loại thuốc, bệnh thuyên giảm tự ý giảm bớt thuốc thậm chí tự ý dừng uống thuốc.

(Theo VTC New)
Việt Báo (Theo_24h)
Xem thêm bài viết cùng chuyên mục:

Ý kiến bạn đọc [ 0 ]


Ý kiến của bạn