Công nghệ Ôtô: Động cơ quay của Mazda - Một mình một hướng đi

Thứ Bảy, 2 tháng 7, 2011


Do nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ về công nghệ động cơ này, trong phạm vi bài viết dưới đây, Autonet sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu một cách sơ lược về nguyên lý hoạt động, ưu và nhược điểm của động cơ quay.


Động cơ pít-tông quay (tên tiếng Anh: Rotary Engine) là một dạng động cơ lợi dụng cách tuần hoàn cưỡng chế, sử dụng pít-tông tam giác xoay tròn tạo ra mô-men quay. Động cơ này do kỹ sư người Đức - Felix Wankel - phát minh. Năm 1951, ông đã cùng công ty NSU của Đức ký một bản hợp đồng hợp tác nghiên cứu phát triển động cơ pít-tông quay.


Mở khối xi-lanh của động cơ, bạn có thể thấy trong khối xi-lanh hình số “8” có một pít-tông quay dạng tam giác. Pít-tông quay nằm trong khối xi-lanh và chia không gian bên trong ra thành 3 phần. Diện tích của 3 phần đó được thay đổi tùy theo chuyển động liên tục của pít-tông quay. Ở mỗi vị trí khác nhau trong khối xi-lanh sẽ là một quá trình làm việc khác nhau của 4 công đoạn: nạp khí, nén khí, sinh công, thoát khí.


Ở đây xin trình bày rõ quá trình làm việc của khoảng không gian đóng kín. Trên thực tế, khi đỉnh A hoàn thành đồng thời 4 quá trình: nạp khí, nén khí, sinh công và thoát khí thì các đỉnh B, C cũng hoàn thành 4 quá trình tương tự như trên, nhưng lệch pha theo vòng quay của trục.


Ưu và nhược điểm của động cơ pít-tông quay


Số răng của bánh răng lớn (pít-tông quay trong khối xi-lanh của động cơ) có 51 chiếc, và số răng của bánh răng trục truyền động chỉ là 34. Như vậy, khi pít-tông quay chuyển động 2 vòng thì trục truyền động phải thực hiện 3 vòng (34/51 = 2/3). Với một cặp xi-lanh pít-tông của động cơ pít-tông quay, khi trục truyền động quay 3 vòng, pít-tông quay 2 vòng và có 3 khoang làm việc, 3 lần sinh công, tương đương với 3 xi-lanh pít-tông của động cơ pít-tông tịnh tiến.


Đây chính là ưu điểm có sức hấp dẫn nhất đối với các nhà thiết kế xe hơi. Bên cạnh đó, chuyển động của pít-tông tịnh tiến, hoạt động của cơ cấu phối khí ở động cơ truyền thống là nguyên nhân gây nên rung động, sản sinh ra tiếng ồn. Còn ở động cơ pít-tông quay, khi làm việc rung động nhỏ, không cần cơ cấu phối khí, do vậy động cơ làm việc ổn định và độ ồn gây ra là rất thấp.

Theo nguồn

Xem thêm bài viết cùng chuyên mục: , ,

Ý kiến bạn đọc [ 0 ]


Ý kiến của bạn