Phương pháp hạ nhiệt cho laptop

Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2011


Nhiệt độ laptop luôn nằm trong số những vấn đề được người dùng quan tâm nhất. Đối với máy để bàn, nhiệt độ có thể tăng bất thường nhưng vẫn chưa phải việc gì nghiêm trọng lắm. Ngược lại, laptop bỗng dưng nóng đột ngột sẽ khiến bạn lo ngay ngáy rồi đấy.


Đầu tiên phải tìm được nguồn nhiệt


Bạn cần xác định chính xác hướng di chuyển của các luồng khí. Nếu không tồn tại nguồn khí vào thì sẽ chẳng thấy nguồn khí ra, bởi vậy thiết bị sẽ càng nóng hơn. Nên chú ý tới các khe tản nhiệt, một số khe làm nhiệm vụ hút gió trong khi những khe còn lại giúp luồng khí nóng thoát ra.


Chúng ta cần làm sạch những khe này nhằm cải thiện tình hình. Lật mặt sau laptop và bạn sẽ nhìn thấy hình ảnh như bên dưới. Tùy vào nhà sản xuất và series máy mà thiết kế có thể khác nhau, tuy nhiên phong cách chung đều gần giống vậy í!


Tháo xong ốc vít tại vị trí quạt tản nhiệt (fan) bạn sẽ được như sau.


Tiếp tục nhấc bộ phận quạt ra này. Bạn nhớ thật cẩn thận và đừng quên gỡ bỏ các đầu dây cấp điện đó nha.


Đây là hình ảnh chiếc quạt sau khi tháo ra. Xem chừng bụi bặm tấn công cũng không ít đâu nhỉ.


Bạn hãy làm sạch bụi bặm bám vào chiếc quạt gió nha. Hơn nữa, trong quá trình tháo quạt, bạn cũng nên ghi nhớ "part number" của linh kiện trong máy, khi cần thiết chúng ta dựa vào đó tìm đồ thay thế.


Nhiều loại pin được sử dụng trên máy tính xách tay, chu kỳ sạc và vòng đời khác nhau. Những dòng máy gần đây trang bị loại pin lithium đời mới cho phép nạp điện trực tiếp từ adapter sau khi sạc đầy pin. Tuy nhiên, bạn không nên vì thế mà coi nhẹ việc chăm sóc pin nhé.


Sau khi làm sạch quạt gió và pin, laptop của bạn vẫn còn rất nóng ư? Nguyên nhân có thể do ổ cứng, bộ nhớ Ram và những linh kiện khác bị dính quá nhiều bụi cũng nên. Bạn nhớ làm sạch ổ cứng, nhưng chỉ phần bên ngoài thôi, đừng dại dột nghịch ngợm hay mạnh tay quá đấy.


Dễ thấy bộ nhớ Ram và chíp xử lý cũng thường dính bụi bặm. Tháo Ram và CPU để vệ sinh cũng không quá khó, nhưng việc này yêu cầu bạn phải tỉ mỉ và nhẹ nhàng. Chớ nên dùng nhiều công lực rồi làm hỏng hay gẫy các mấu, khe tiếp xúc hay các tụ điện nhé.


Hệ thống duy trì load nhiều chương trình và luôn nằm trong tình trạng full load cũng sinh ra kha khá nhiệt lượng. Bạn hãy bật Windows Task Manager nhằm theo dõi xem tiến trình nào ăn nhiều CPU nhất để sử dụng hợp lý hơn.

Theo nguồn

Xem thêm bài viết cùng chuyên mục: , ,

Ý kiến bạn đọc [ 0 ]


Ý kiến của bạn