"Yêu" khi say rượu: hãy cẩn thận! 24 html

Thứ Ba, 3 tháng 4, 2012




Các đấng mày râu đừng đùa với rượu. Nó có thể biến một người đàn ông lực lưỡng, hoàn toàn "ổn" trở thành một người không còn chút nam tính nào nữa. Tệ hơn, bạn có thể không còn khả năng sinh con.

Nhiều người cho rằng, rượu có tác dụng kích thích "hưng phấn" và để tạo cảm hứng, họ "đi làm vài ly" trước khi "lâm trận". Ở một khía cạnh nào đó, quả thực là như vậy. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng một phần mà thôi. Các chàng ma men chắc không ai không biết câu thành ngữ "5 xu không bằng 1 hào".

Khi quá chén, các chàng sẽ thấy đúng hơn bao giờ hết. Đừng ngạc nhiên nếu ngược với mong muốn của tình trạng "trên bảo dưới không nghe" xuất hiện vào đúng lúc này. Bởi lý do đơn giản, rượu có thể làm suy giảm khả năng tình dục của bạn!

Các nhà nam học đã kết luận, liệt dương thứ phát là tình trạng bệnh có liên quan đến việc uống rượu. Và nếu không biết cách điều chỉnh chế độ ăn nhậu, bệnh có thể phức tạp hơn.

Một nghiên cứu cho thấy rượu là một nguyên nhân thực thể gây liệt dương ở nam giới, do làm giảm mức testosteron. Đây là hormon sinh dục nam có tác dụng duy trì đòi hỏi tình dục và kích thích tuyến tiền liệt, túi tinh bài xuất tinh dịch.

Vì vậy, có thể nói rượu sẽ làm mất hoặc giảm đòi hỏi tình dục, có thể gây vô sinh nam do không đủ về số lượng tinh dịch, số lượng tinh trùng và hình thái tinh trùng. Bình thường, lượng tinh dịch từ 2 đến 5ml, có 20 triệu tinh trùng/ml, trên 60% số lượng tinh trùng ở dạng hoạt động mạnh và trên 60% tinh trùng có hình thái bình thường.

Ngoài ra, ở những người nghiện rượu mạnh, tình trạng thiếu vitamin B1 gây ra bệnh não, làm giảm hoặc mất khả năng tình dục như xuất tinh sớm, không đạt cực khoái, không cương cứng...

Mặt khác, nếu quan hệ tình dục trong trạng thái say rượu có thể làm tổn thương về tình cảm hoặc có thể gây lãnh cảm cho bạn tình vì những lý do thần kinh tâm thần của bạn.

Đừng đùa với rượu!

Tác hại cấp tính của việc uống quá nhiều rượu: Xuất hiện các hiện tượng nhiễm độc như khi sử dụng các chất ức chế thần kinh trung ương khác (tình trạng lơ mơ, ngủ gà, rối loạn trong nói năng, nhận thức và hành động, khó thở, buồn nôn và nôn mửa), có thể hạ đường huyết, khó thở, suy hô hấp, co giật, sốc, hôn mê, thậm chí tử vong.

Tác hại mãn tính với hệ tim mạch, hô hấp: Rượu là một yếu tố gây tăng huyết áp và làm cho việc điều trị bệnh tăng huyết áp kém kết quả. Rượu gây rối loạn mỡ máu, làm suy giảm cơ tim. Rượu cũng làm tăng tần suất bị viêm phổi. Và cùng với thuốc lá, nó là yếu tố nguy cơ quan trọng của bệnh ung thư thực quản.

Tác hại đối với tâm thần kinh: Không kể những tác hại nhãn tiền của say rượu cấp tính, khi đã nghiện rượu mãn tính, hệ thống tâm thần kinh bị suy giảm nghiêm trọng. Tình trạng này gây các hội chứng não mạn tính: tay chân run rẩy, mất điều hoà về vận động, giảm sút về trí nhớ và trí tuệ, chứng giật cầu mắt, liệt mắt, các rối loạn về giấc ngủ (mất ngủ, mê sảng...). Người nghiện rượu hay bị đau đa thần kinh ngoại vi, ăn kém, thiếu dinh dưỡng, thiếu sinh tố B, B1, B2, B12.

Đối với hệ thống tiêu hoá, tác hại của rượu rất rõ rệt. Đây là nguyên nhân gây các bệnh ở thực quản và dạ dày: viêm trợt dạ dày do rượu, viêm thực quản, hội chứng Mallory Weiss (rách ở thực quản), nguyên nhân của chảy máu đường tiêu hoá trên rất nguy hiểm. Rượu là một yếu tố nguy cơ chính của ung thư thực quản, một loại ung thư rất khó chữa, tỷ lệ tử vong cao.

Viêm tuỵ cấp tính và mạn tính một phần cũng là do rượu. Trong viêm tuỵ cấp tính, bệnh nhân thường đau bụng dữ dội sau một cuộc say sưa nhậu nhẹt, amylase máu tăng cao, có thể xảy ra hoại tử nhu mô tuỵ dẫn đến tử vong. Trong viêm tuỵ mạn tính, đau bụng xảy ra kéo dài và tái phát triển, rất khó chữa, dẫn đến suy dinh dưỡng, rối loạn nội tiết và có thể ung thư tuỵ.

Đối với hệ thống gan mật, rượu gây tác hại nhiều và nặng. Uống nhiều rượu có thể gây ra viêm gan cấp tính, nhiều khi bệnh nặng, có thể gây tử vong. Thương tổn ở gan tiến triển ngày một nặng, từ gan nhiễm mỡ đơn thuần, không triệu chứng, trở thành viêm gan mạn tính rồi xơ gan, dẫn đến ung thư gan.
Xem thêm bài viết cùng chuyên mục:

Ý kiến bạn đọc [ 0 ]


Ý kiến của bạn