Đưa hơi xuống huyệt đan điền

Thứ Năm, 12 tháng 4, 2012
Phương pháp thở bụng để chữa bệnh phải chăng là “đưa hơi xuống huyệt đan điền” như người xưa thường nói, thấy trong luyện nội công, trong kiếm hiệp?tt.huynh@ yahoo.com.

Giống mà không giống. Một đằng là luyện nội công để trở thành thiên hạ vô địch, còn một đằng chỉ là tập thở ra thở vào để chữa bệnh cho mình, cốt sao vui khỏe, ít ốm đau bệnh họan, đỡ tốn tiền tốn bạc, tốn thì giờ chạy chữa khắp nơi, từ bác sĩ đến… lang băm!

Đọc kiếm hiệp ta thường thấy cụm từ “đua hơi xuống huyết đan điền” trong lúc luyên công hoặc chữa thương, dưỡng thương. Đan là thuốc quý, linh đan diệu dựơc, điền là rụông. Đan điền là ruộng thuốc quý. Huyệt đan điền nằm ở dưới rún chừng 3cm, còn đựơc gọi là huyệt khí hải, “biển khí”. Kiếm hiệp không bày đặt ra chuyện đó mà chỉ “phóng đại” thêm thôi. Đưa hơi xuống huyệt đan điền là phương pháp khí công, thiền tập, đã có tự ngàn xưa, trong hệ thống huyệt đạo, kinh mạch của y lý Đông phương. Vấn đề là làm sao đưa đựơc hơi (khí) đến tận huyệt đan điền, dưới rún đến 3cm? Đựơc. Trong bài trước (Phu Nữ ngày 8/5) ta đã biết cơ hoành chính là cơ chủ lực của bộ máy hô hấp, đó là một cơ lớn và mạnh, nằm vắt ngang giữa ngực và bụng. Cơ hoành như một cái pit-tông (piston) đẩy lên đẩy xuống để đua hơi vào ra 2 lá phổi.. Vì cơ hoành có khả năng di chuyển rộng đến 7-8 cm, nên có thể hạ xuống thấp đến tận rún. Do vậy, để đưa hơi xuống huyệt đan điền ta chỉ cần tập thở bụng, nghĩa là luyện tập cơ hoành, bằng cách phình bụng lên xẹp bụng xuống thế thôi. Mỗi lần cơ hoành di chuyển 1 cm, đã hút hoặc đẩy đựơc 250ml không khí, vậy nếu di chuyển 7-8 cm, thì đã hút hoặc đẩy được 1,5 lít không khí! Cơ sở sinh lý học và cơ thể học ở đó. Ngoài ra về mặt tâm lý, những lúc căng thẳng, tức giận, lo âu, sợ hãi… cũng như những khi tập trung cao độ làm một việc gì đó, ta thường nín thở mà không hay nên dễ thấy đuối sức, hut hơi! Học sinh nín thở học bài, nín thở làm bài thi, nín thở chơi games… Người lớn nín thở để vẽ, để viết, để tranh luận, để… đấu đá! Một lúc đã thấy bãi hoãi cả người, bắp cơ căng cứng, đau gân, nhức mỏi, đau cột sống cổ, đau thắt lưng… và vô số các thứ bệnh khác mà y học cũng đành bó tay tìm không ra bệnh đành gán cho những cái tên mơ hồ như “mệt mỏi kinh niên”, “ rối lọan thần kinh thực vật”… càng gây thêm hoang mang. Đại học Harvard công bố có hơn 60% các bệnh nhân ở Mỹ đến bác sĩ là do stress. Họ đau đủ thứ, chữa hoài không khỏi, chữa bệnh này sinh bệnh kia vì cái gốc stress đã không đựơc quan tâm. Stress nặng, gây mất ngủ, trầm cảm, thậm chí dẫn đến tự tử… thì đành vào bệnh viện tâm thần thôi! Những người hay “thở dài não nuột” rất có thể là những người hay…nín thở đó. Họ chìm đắm trong suy tư, quên ăn, quên ngủ… nên phải thở bù. Các loại bệnh kiểu này bác sĩ đâu có chữa nổi nên bệnh nhân dễ đến lang băm, dễ tin tưởng vào những quảng cáo nhảm nhí. Người quen “ đưa hơi xuống huyệt đan điền”, thì có cả một “biển khí” ở đó, đủ xài trong một quãng thời gian. Ngoài ra, nếu biết tập trung chú ý vào hơi thở nữa thì sẽ quên giận, quên lo, bớt căng thẳng, giảm stress vậy.

BS Đỗ Hồng Ngọc.
Xem thêm bài viết cùng chuyên mục:

Ý kiến bạn đọc [ 0 ]


Ý kiến của bạn