Vitamin B12 và sức khỏe bà bầu

Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2012
Vitamin B12 (được gọi là cobalamin) là vitamin tan trong nước (thải ra khỏi cơ thể hàng ngày) có quan hệ mật thiết với Acid Folic. Cơ thể con người cần phải có cả Vitamin B12 lẫn Acid Folic bởi nếu thiếu một trong hai loại vitamin này, vitamin kia sẽ không hoạt động tốt nữa. Vitamin B12 được coi là một trong những yếu tố quan trọng để thúc đẩy quá trình trao đổi chất liên quan tới protein, carbohydrates và chất béo trong cơ thể. Vitamin B12 cũng tham gia vào quá trình sản xuất ra hồng cầu, bảo vệ các tế bào thần kinh và giúp các tế bào thần kinh phát triển.

like a creamsicle

Vitamin B12 được bài tiết ra ngoài cơ thể thông qua gan và được chuyển tới ruột. Ở đây chúng được hấp thụ trở lại vào cơ thể thông qua hệ tiêu hóa. Việc thiếu Vitamin B12 chỉ thường xảy ra khi người bệnh có vấn đề về ruột và cản trở cơ thể hấp thụ Vitamin B12 trở lại. Vitamin B12 chỉ có trong thịt và các sản phẩm từ bơ/sữa chứ không có trong rau quả. Ngoài ra, một số loại thuốc liên quan tới tiểu đường cũng có thể ngăn cản quá trình hấp thụ Vitamin B12 của cơ thể và thường người bệnh tiểu đường phải tiêm Vitamin B12 bổ sung 3 tháng/lần. Là Vitamin tan trong nước nên rất hiếm khi người ta gặp các bệnh nhân bị thừa vitamin B12.

Thiếu Vitamin B12 sẽ dẫn tới thiếu máu, mỏi mệt và làm suy giảm hệ thần kinh. Trẻ em sinh ra bởi các bà mẹ thiếu Vitamin B12 sẽ thường cử động chậm chạp và dễ bị tổn thương hệ thần kinh. Nếu bà mẹ thiếu Vitamin B12 trong khi cho con bú, trẻ em đang bú cũng có thể có các biểu hiện này. Lượng Vitamin B12 được khuyến cáo cần đưa vào cơ thể hàng ngày là từ 4 tới 6 micrograms. Đây là lượng Vitamin khá dễ có chỉ thông qua thức ăn bình thường. Tuy vậy những người ăn chay cần phải uống Vitamin B12 bổ sung nếu thấy mình bị thiếu Vitamin B12.

Phụ nữ ăn ít thịt/nhiều rau hoặc ăn chay cần phải bổ sung Vitamin B12 khi mang thai nếu không muốn con mình sinh ra bị tổn thương não/hệ thần kinh. Một số loại sữa đậu nành cũng có bổ sung thêm Vitamin B12 cho những người ăn kiêng. Trái với những gì mọi người đồn đại, phần lớn nấm, tảo biển … không chứa Vitamin B12 hoặc có chứa nhưng ở dạng cơ thể không hấp thụ được. Đặc biệt, trẻ em chỉ dựa vào sữa mẹ/sữa bột trong thời kỳ bú mẹ nên cần phải đặc biệt chú ý để bổ sung cho trẻ Vitamin B12 trong thời gian này.

Mẹ nên ăn đầy đủ thịt, cá, gà, trứng, sữa, sữa chua … để bổ sung Vitamin B12 cho cơ thể. Khi đun nấu thức ăn bằng lò vi sóng, Vitamin B12 rất dễ bị phá hủy nhưng nếu đun nấu thức ăn bằng bếp bình thường (hoặc hấp) thì Vitamin B12 sẽ ít bị phá hủy hơn.

 (ảnh : timlewisnm)
Xem thêm bài viết cùng chuyên mục: , , , , , , , ,

Ý kiến bạn đọc [ 0 ]


Ý kiến của bạn