Vitamin B3 (còn có tên gọi là Niacin) là Vitamin thuộc họ Vitamin B, tan trong nước và cần bổ sung vào cơ thể hàng ngày. Có hai loại Niacin được gọi là ‘nicotinic acid’ và nicotinamide (hay gọi là ‘niacinamide’). Niacin có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa chất của cơ thể và chuyển hóa năng lượng từ glucose và chất béo ra ngoài. Phân nửa Niacin được sử dụng bởi cơ thể được tổng hợp từ các loại thức ăn có chứa protein, trong khi đó một nửa còn lại đi từ các thức ăn có chứa sẵn Niacin.
![Fusilli]()
Thiếu hụt Niacin trong cơ thể sẽ tạo ra cảm giác đau đầu, mệt mỏi, uể oải, buồn bực … Thiếu trầm trọng Niacin sẽ dẫn tới bệnh gọi là “pellagra” (tiếng Việt gọi là bệnh Penlagrơ). Trong tiếng Anh, thiếu hụt Niacin sẽ dẫn tới 4D :
diarrhea – tiêu chảy;
dementia – mất trí;
dermatitis – viêm da;
death – tử vong. Bệnh Penlagrơ hay gặp ở đầu thế kỷ XX, nhất là trong cuộc Đại khủng hoảng (Great Depression) diễn ra tại Mỹ khi tất cả mọi người thiếu ăn và phải ăn ngô thay các thức ăn khác.
Lượng Niacin cần thiết cho cơ thể hàng ngày là khoảng 15-20 mg. Ăn quá nhiều các thức ăn có chứa Niacin có thể gây ra các vấn đề như buồn nôn, chóng mặt, mờ mắt, ra mồ hôi liên tục, đau dạ dày, hại gan … Lượng tối đa một người trưởng thành có thể chịu đựng được dừng ở mức 35 mg Niacin/ngày. Nếu nhiều hơn, bạn cần phải có đơn của bác sỹ.
Vitamin B3 (Niacin) đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển trí não của thai nhi. Tuy vậy, nếu đưa vào cơ thể thai phụ quá nhiều Niacin trong 12 tuần đầu tiên có thể dẫn tới việc sảy thai. Do vậy, thai phụ nên tham khảo kỹ lưỡng tư vấn của bác sỹ về các Vitamin thuộc họ nhóm B để bổ sung đúng mức, đúng liều trong từng giai đoạn thai kỳ khác nhau.
Niacin có trong các loại thực phẩm như gạo, lúa mạch, mỳ spaghetti, khoai tây, sữa, phô-mai, đậu phụ, bơ, đậu, nấm, rau chân vịt, trứng, cá thu, gà, tôm … Bạn có thể giữ lại Vitamin B3 (Niacin) trong thức ăn nếu không đun nấu quá kỹ.
(ảnh : funadium)
Ý kiến bạn đọc [ 0 ]
Ý kiến của bạn