NVIDIA tiết lộ về GK110 - Siêu chip điện toán 7,1 tỷ transistor

Thứ Tư, 23 tháng 5, 2012


GK110 - Khủng long từ trong trứng


Die chip GK110 với 15 khối SMX.


Năng lực DP của K10 thậm chí kém cả đàn anh Fermi.


Sơ đồ khối toàn chip GK110.


To be announced...


Chiếc card Tesla không có cổng tín hiệu nào để xuất ra màn hình ngoài.



Tuy vậy tôi lặp lại phần này không phải vì 960 DPU (con số hoàn chỉnh) có trên GK110. Mà vì các tính năng khác được NVIDIA tối ưu cho HPC. 2 tính năng nổi bật nhất sẽ giúp khai thác K20 hiệu quả hơn các model Tesla khác gồmDynamic Parallelism và Hyper-Q.


Dynamic Parallelism là cơ chế cho phép GPU "tự túc" tạo ra các kernel để làm việc tiếp, mà không cần phải "hỏi han" CPU. GPU lúc này chỉ cần trả về dữ liệu sau cùng mà CPU cần. Hiểu nôm na: giống như huyện và tỉnh, tỉnh giao cho huyện trong năm nay phải hoàn thành bao nhiêu công trình, huyện sẽ tự đặt ra các dự án (sao cho vẫn phù hợp với quy hoạch của tỉnh) và tự tiến hành; chứ không như lúc trước, tỉnh giao cái gì, huyện làm cái nấy, không cần biết có hiệu quả hay không.


Đây là một tính năng khác cũng nhằm mục đích hạn chế sự lãng phí thời gian, nhưng ở quy mô cao hơn. Lại mượn ví dụ tỉnh / huyện: thay vì mỗi năm chỉ giao cho huyện 1 dự án, nay huyện lập ra nhiều ban bệ (ảo) để tiếp nhận được nhiều dự án hơn mà tỉnh giao, song vẫn nằm ở mức huyện "đủ sức cáng đáng". Quay lại GK110, đôi khi số lượng các kernel phát sinh (1 MPI) vẫn chưa tiêu thụ hết tài nguyên tính toán của con chip, vẫn còn phần thừa không hoạt động. NVIDIA khắc phục tình trạng này bằng cách tăng lượng MPI (Message Passing Interface) lên con số 32 (có lẽ "đủ" để "vắt kiệt" con chip). Tức CPU cứ việc gửi thật nhiều việc cho GPU, còn khi nào GPU hoàn tất cái đấy tính sau!


Với kiến trúc Fermi, NVIDIA đã thiết lập một vị thế khá vững trên trường HPC. Và nay, họ đang cố gắng củng cố thêm chỗ đứng ấy với kiến trúc Kepler (nhưng chúng ta nên gọi là Big Kepler hay Kepler DP nhỉ?). Trước mắt về lý thuyết, GK110 sẽ là con chip cực mạnh cho HPC, không chỉ về mặt năng lực DP mà còn về sự tối ưu công nghệ cho nó. Đây là điểm mà AMD vẫn kém so với NVIDIA. Song không có sản phẩm nào là vô địch mãi mãi, cũng không có gì là tuyệt đối trong giới công nghệ. Chúng ta hãy xem thử liệu đến Q4 tới, NVIDIA sẽ thực sự mang gì đến với thế giới, thay cho những con số trên giấy của hôm nay.

Theo nguồn

Xem thêm bài viết cùng chuyên mục: , , ,

Ý kiến bạn đọc [ 0 ]


Ý kiến của bạn