Vì sao Apple luôn giữ bí mật sản phẩm đến phút chót?

Thứ Tư, 7 tháng 9, 2011


Chính vì phương thức giữ bí mật và giới thiệu sản phẩm theo kiểu "úp sọt" như thế, giới công nghệ càng ngày càng cảm thấy sốt ruột và mong chờ những sản phẩm mới của Apple ra mắt. Vì vậy, không có gì là khó hiểu khi trước lễ ra mắt các sản phẩm của Apple, người ta luôn phải trải qua1 giai đoạn đồn đoán rất rất dài. Hãy thử điểm lại từ khi iPhone 4 ra mắt cho tới bây giờ là hơn 1 năm, bạn đã thấy bao nhiêu concept, mẫu thiết kết bị "rò rỉ" của iPhone 5, hoặc hình ảnh về 1 linh kiện hay vỏ case được cho là thuộc về chiếc smartphone này?


Ngay cả Apple cũng không thể nói 100% rằng sản phẩm của mình sẽ ra mắt vào thời điểm nào, sự trễ hẹn của iPhone 5 là 1 ví dụ điển hình cho điều này. Một vụ sóng thần ở Nhật Bản, sau đó là lục đục với bên cung cấp linh kiện Samsung đã khiến iPhone 5 phải liên tục hoãn ngày ra mắt, hoặc trước đó là iPhone 4 màu trắng cũng trễ hẹn vài lần. Khi 1 công ty hứa hẹn và sau đó thất hứa, nó sẽ để lỗ hổng cho các công ty khác chiếm mất những khách hàng tiềm năng. Trong lịch sử, những trường hợp như thế này không phải là hiếm. Năm 2001, khi dòng Palm m500 sắp ra mắt, Palm cũng làm 1 chiến dịch quảng cáo rầm rộ, hứa hẹn nhiều tính năng mới.


Palm m500 từng "ngộ sát" người anh em Palm V chỉ vì thất hứa.


Nhưng tất cả đều đã là quá muộn. Những tính năng của iPhone đã khắc sâu vào trong tiềm thức của người sử dụng đến nỗi tất cả các sản phẩm về sau dường như đều ăn cắp ý tưởng từ chiếc smartphone của Apple. Rồi từ đó, thuật ngữ iPhone killer ra đời để chỉ những sản phẩm "bom tấn" với hi vọng có thể soán ngôi iPhone. Đến thời điểm hiện tại, chưa 1 iPhone killer nào thành công.


Vậy thì tại sao họ lại bỏ cả đống tiền ra để mua về 1 thiết bị mà chính họ cũng không biết sẽ dùng nó vào việc gì? Câu trả lời rất đơn giản: Vì họ không có sự lựa chọn. Tâm lý của người tiêu dùng là như thế này: Khi bạn nói cho trước vài tháng cho người tiêu dùng biết rằng iPad sẽ ra mắt vào thời điểm cụ thể như thế này, với tính năng và thiết kế ra sao, người ta sẽ có khoảng thời gian vài tháng ấy để cân nhắc và suy nghĩ. Họ sẽ lên mạng tìm các bài review, đánh giá, ý kiến của chuyên gia để tìm hiểu và đưa ra quyết định cuối cùng có mua iPad hay không. Và qua quá trình tư duy logic như thế, rất có thể sẽ nhiều người cảm thấy nhụt chí khi phải bỏ ra quá nhiều tiền để sở hữu 1 chiếc tablet không thể thay thế được laptop.


Nhưng nếu bất thình lình bạn tung ra chiếc iPad đó mà không hề có thông tin hay bình luận gì trước đó để người tiêu dùng tham khảo thì đại đa số người tiêu dùng sẽ lựa chọn bằng cảm tính: Thiết kế có đẹp hay không, thương hiệu có "sang" hay không. Nếu họ thích thiết kế và thương hiệu của Apple thì chuyện gì tới cũng sẽ phải tới.

Theo nguồn

Xem thêm bài viết cùng chuyên mục: , , , ,

Ý kiến bạn đọc [ 0 ]


Ý kiến của bạn