Không chỉ nổi tiếng với “mó nước tình nhân” mà vùng Ngọc Chiến (Sơn La) còn có phong cảnh đẹp như cõi tiên.Muốn đến Ngọc Chiến phải qua đèo Sam Síp, vượt 30 con dốc quanh co luồn trong mây ngàn, lối vào duy nhất để đến với xứ sở của những ngôi nhà làm bằng gỗ pơ mu thơm lừng và những câu chuyện như huyền thoại.
“Vương giả” giữa đại ngànNhìn cảnh hoa đào rụng hồng mái nhà sàn pơ mu, tôi ngỡ như đang lạc vào vườn xuân. Từ đầu đến cuối bản, hàng nghìn nếp nhà sàn nối san sát nhau, màu nâu gỗ quý dậy lên mùi thơm lừng của thiên nhiên. Sang trọng đến thế là cùng! Đấy là tôi nghĩ vậy, chứ hàng trăm năm qua, sống với rừng, với gỗ thì còn lựa chọn nào khác ngoài lấy gỗ sẵn có để làm nhà, dựng bản.
< Gỗ pơ mu được sử dụng làm nhà ở Ngọc Chiến.Thầy Vũ Duy Thi, Hiệu trưởng Trường THCS Ngọc Chiến cho biết: “Khí hậu mát mẻ quanh năm, ngay cả vào tháng 8 mà cà chua mọc hoang ngoài hiên lớp học cũng trĩu quả, chín đỏ mọng”. Rồi tôi cũng phải tin lời thầy Thi khi đến bản người Mông, thấy hoa đào, mận nở trái mùa làm ong bướm bay xốn xang khắp vườn. Cuộc sống ở Ngọc Chiến không phải chuyện hoang đường, mà có thật. Theo các chuyên gia nghiên cứu về tài nguyên, vùng tiểu khí hậu mát mẻ quanh năm như Ngọc Chiến, không chỉ làm con người khoẻ mạnh mà ở đó còn có nguồn dược liệu quý mà không nơi nào có được.
Đến Ngọc Chiến, sẽ không thể tìm được nhà nghỉ, phòng trọ nhưng có thể vào bất cứ gia đình nào. Họ quý khách như người thân, giúp có nơi ăn ngủ thịnh soạn cùng gia đình ở gian nhà sàn pơ mu trang trọng nhất.
Những người biết đến Ngọc Chiến ví nơi đó như Đà Lạt của Tây Nguyên, như Sa Pa của Tây Bắc. Cánh đồng Mường Chiến rộng đến 5,6km2, được bao bọc bốn phía bởi những dãy núi cao ngất, chủ yếu cấy nếp Tan đặc sản. Mùa tháng 8 đang vào vụ nếp Tan chín trĩu bông.
Loại nếp này chỉ trồng ở Ngọc Chiến mới thơm ngon, dẻo. Việc thu hái nếp Tan cũng khác, không gặt, chỉ hái từng bông. Hoa đào, hoa mận nở thắm quanh năm. Hoa dại cũng vậy, rất khác thường, cùng loài hoa dứa dại nhưng ở Ngọc Chiến bông hoa to gấp 5 - 6 lần ở nơi khác, cao đến gần 10m. Thấy đây là vùng đất có tiểu khí hậu đặc biệt, năm 2004, một số chuyên gia trong và ngoài nước đã đưa giống hoa tulip, ly về trồng thử nghiệm bên dòng suối Chiến. Thật bất ngờ, hương và sắc hoa đẹp đến ngỡ ngàng, cánh dầy, hương thơm nồng nàn.
Huyền thoại núi rừng< Người dân đang tắm ở “mó nước tình nhân”.Tiết trời vùng “bồng lai tiên cảnh” Ngọc Chiến rất lạ kỳ. Vào mùa hè, ở Sơn La còn nắng gay, nắng gắt thì phía bên kia đèo Sam Síp đã lạnh tê tái, mây cứ giăng mắc trắng trời. Người dân Ngọc Chiến xa xưa coi Sam Síp như thành lũy vững vàng bảo vệ bản làng, còn bà con hôm nay thì giận cái đèo này nhiều hơn quý. Chỉ tại nó ngăn cách mà mãi tới năm 1998, người dân ở Ngọc Chiến lần đầu tiên mới được nghe tiếng còi ô tô bíp vang thôn bản.
< Đỉnh Sam Síp cao quanh năm mây phủ.Có người bảo, Sam Síp cao và khó đi như vậy thì mới có Ngọc Chiến đẹp đến hoang sơ. Nhiều chuyện có thật như huyền thoại phải vượt qua Sam Síp mới thấy. Từ đỉnh Sam Síp xuống gần đến bản Khùa Vai, bản đầu tiên của xã Ngọc Chiến, có “mó nước tình nhân” chữa bệnh cho dân bản. Nhiều người đã đến để chữa bệnh và có thấy chuyển biến về sức khoẻ.
Lò Văn Thoa, một sinh viên nghiên cứu về văn hoá các dân tộc, quê Ngọc Chiến thừa nhận: “Mó nước đó rất khác biệt, nơi nước chảy ra có hình hài giống hệt hai bộ phận sinh dục của nam và nữ”. Để đến đó được, theo lời Thoa, “phải gửi xe ở bản Khùa Vai, đi bộ mất nửa ngày mới đến. Chỗ đó có một bản với 7 nóc nhà, nhưng nay đã chuyển đi nơi khác vì mấy năm nay thấy nhiều người đến lấy nước về chữa bệnh, họ sợ nhiều người lạ đến sẽ sinh bệnh cho bản”.
Ông Lò Văn Phát, Phó Bí thư Đảng ủy xã Ngọc Chiến cho biết: “Tôi thấy người ta đi chữa bệnh về khoẻ ra, hỏi thì họ bảo chữa bằng nước ở “mó tình nhân”. Nhưng không phải họ chữa như người ta đồn đâu, phải sinh sống ở đó cả tháng, ăn uống nước đó mới khoẻ ra được. Còn chuyện uống nước đó giúp người hiếm muộn có con thì tôi không dám chắc. Có người đến chữa sau này về sinh con được nhưng không biết do nước hay do thuốc họ uống trước đó. Cũng có người bảo, bản tôi toàn người khoẻ, những cụ già 90 tuổi vẫn chặt củi, vác củi đi phăm phăm thì vào đó làm gì”.
< Ở Ngọc Chiến nhiều huyền thoại được lưu truyền qua lời kể của người già bên bếp lửa.Băng qua Sam Síp còn được nghe chuyện về một người Mông ở xã Ngọc Chiến có tài nối tay đứt. Ông Tráng A Sử, Phó Chủ tịch xã Ngọc Chiến kể: “Cách đây khoảng 3 năm, tôi bị máy cưa cắt đứt lìa 4 ngón tay phải. Khi ra Bệnh viện tỉnh Sơn La được bác sĩ phẫu thuật ba ngón đứt nông, còn ngón trỏ do bị nặng nên không nối được. Khi tôi bị nạn, ông Lý Tẩn Pha biết và đuổi theo tôi ra tận bệnh viện để giúp. Ông Pha mang theo 2 con gà thiên cổ, loại gà đen từ lông đến xương, cổ luôn vươn lên trời, người ở Ngọc Chiến thường nuôi để làm thuốc.
Thấy bác sĩ bảo ngón trỏ bị nặng, không nối được, ông Pha liền giật tay tôi, bôi cái gì đó có mùi hơi tanh và bó lại. Mấy ngày sau về bản, ông vẫn tiếp tục đắp thuốc giúp tôi. Giờ chính ngón tay trỏ ông Phá nối giúp lại hoạt động được bình thường, còn 3 ngón khác chỉ khum chứ không xòe thẳng ra được như ngón trỏ”.
Ở Ngọc Chiến còn có những điều mê mẩn khác. Ví như sự khéo tay và tài tình của người phụ nữ Thái, se tơ dệt vải, đan váy khéo léo đến điêu luyện. Những đồ dùng sinh hoạt trong nhà đều tự tay đan, làm lấy như cái Bem được kết bằng mây dùng để đựng quần áo giống chiếc vali của người Kinh nhưng đẹp và kỳ công đến khó tin.
Hay người Thái có cái coóng khẩu được ví như “chiếc tủ nóng” mang đi nương. Coóng khẩu như cái giỏ, được đan kết tinh xảo bằng mây dùng để đựng cơm đi nương. Bằng cách đan lồng ghép mà coóng khẩu có 2 mặt phải, ở giữ 2 mặt ghép để trống nhưng kín bưng giữ cho cơm nóng lại không bị hấp hơi nước.
Ở miền Tây Bắc đồng bào vui xuân hết tháng Giêng, Hai. Cái Tết ở Ngọc Chiến đến nay vẫn được cho là đậm bản sắc hiếm nơi nào sánh được. Phải chăng, đỉnh Sam Síp chính là điều diệu kỳ để giữ được điều kỳ bí và bản sắc của bản người Thái bên dòng Nậm Chiến.
By
EmVân Pcworld-com.blogspot.com - Theo báo Gia đình & Xã hội Cuối tuần
Ý kiến bạn đọc [ 0 ]
Ý kiến của bạn