Xài tạm hàng tàu

Thứ Sáu, 15 tháng 5, 2009

Mặc dù hợp đồng mua bán hệ thống phòng không S-300 giữa Iran và Nga từng được coi là chắn chắn, nhưng cho tới nay Nga vẫn chưa chuyển hàng cho Iran. Có nhiều lí do, trong đó Nga một mặt chịu sức ép của phương Tây, mặt khác lại cũng muốn dùng nó như một con bài để mặc cả với Mỹ. Ngoài ra, Israel chắc chắn không muốn kẻ thù của mình có được một trong những hệ thống phòng không tiên tiến nhất thế giới hiện nay, mà Nga thì lại rất cần công nghệ UAV của Israel.

Do đó, cạn dần hy vọng với Nga, Iran đang xoay sang TQ, với hệ thống HQ9. Nó được xem như là một bản sao, kết hợp công nghệ chôm chỉa được từ cả S-300 và Patriot của Mỹ. Tầm hoạt động của nó với mục tiêu máy bay khoảng 120km, so với 150km của S-300, và chắc chắn hiệu quả cũng không thể bằng được. Tầm bắn của HQ9 nếu mục tiêu là tên lửa không đối đất là 7-50km, độ cao 1-18km. Mục tiêu là tên lửa hành trình thì tầm bắn là 7-15km, độ cao tối thiểu 25m. Nếu là tên lửa đạn đạo thì tầm từ 7-25km, độ cao 2-15km.

S-300 được coi là hệ thống có khả năng chống nhiễu cao và có thể tác chiến cùng lúc với 100 mục tiêu khác nhau.

Việc TQ copy công nghệ của Nga không còn là điều gì mới mẻ, bản thân Nga biết rõ điều đó, nhưng vì quá cần những đồng dollar của TQ nên họ đành làm ngơ. Tuy vậy, mâu thuẫn càng ngày càng lớn, khi mà những TQ dùng những sản phẩm copy giá rẻ đó, từ tên lửa cho tới máy bay chiến đấu, để cạnh tranh với chính hàng của Nga trên thị trường thế giới. Do đó, gần đây Nga trở nên chặt chẽ hơn với vị khách hàng lớn nhất của mình, tiêu biểu là việc từ chối bán Su-33, phiên bản của Su-27 dùng cho tàu sân bay.

Trong khi đó, tiếp tục có tin đồn về việc Israel đang ở trong giai đoạn chuẩn bị cuối cùng cho việc oanh kích các cơ sở hạt nhân của Iran.
Xem thêm bài viết cùng chuyên mục:

Ý kiến bạn đọc [ 0 ]


Ý kiến của bạn