Nhật Bản - Phòng thủ ở Senkaku
Thứ Sáu, 8 tháng 5, 2009
F-15J
Tranh chấp giữa Nhật Bản và TQ về quần đảo Senkaku đang khiến Nhật xem xét việc mua máy bay vận tải lên thẳng và tên lửa đạn đạo tầm 300km. Bên cạnh đó, họ còn triển khai một phi đoàn chiến đấu cơ F-15J đến Okinawa, gần Senkaku, một máy bay tiếp dầu trên không KC-767J, để bảo đảm duy trì được 2 chuyến tuần tra liên tục bên trên quần đảo. Cùng với đó là việc xây dựng một trung đoàn biệt động đổ bộ.
Quần đảo không người ở này nằm trong một khu vực có trữ lượng dầu khí rất lớn. Nhật tuyên bố chủ quyền quần đảo vào 1895, trong cuộc chiến Trung - Nhật còn TQ tuyên bố chủ quyền từ khoảng thế kỷ 15.
Học thuyết phòng thủ những vùng lãnh thổ xa của NB dựa vào khả năng có thể tái chiếm quần đảo nếu nó bị tấn công, thay vì tăng cường phòng thủ tại đó. Có 2 kịch bản được 2 cựu tướng lĩnh Nhật đưa ra.
Kịch bản đầu tiên của thiếu tướng đã về hưu Masahiro Shigemura. Theo đó, TQ sẽ cho 300 'ngư dân' có vũ trang đổ bộ lên đảo với lí do tránh bão và sau đó gửi thêm binh lính đến với lí do "cứu hộ".
Nhật Bản khi đó sẽ gửi 2 tàu hỗ trợ đổ bộ lớp Osumi, được hộ tống bởi tàu khu trục. Mỗi chiếc Osumi sẽ chở theo 2 tàu đổ bộ đệm hơi LCAC. Hải đội này sẽ triển khai tới Okinawa, đồng thời chuẩn bị sân bay Shimojishima, cách Senkuka 175km, như một căn cứ tiền phương cho máy bay chiến đấu và triển khai những khẩu đội tên lửa đạn đạo chiến thuật ATACMS.
Với lực lượng Mỹ hỗ trợ trong trường hợp chiến tranh leo thang, Nhật sẽ oanh tạc quần đảo bằng ATACMS và bom định vị bằng vệ tinh JDAMS từ chiến đấu cơ F-2A. Tuy vậy, kịch bản này sẽ khiến cho TQ được xem như 'nạn nhân' vì sự bất tương xứng trong hỏa lực đáp trả của phía Nhật.
MLRS & ATACMS
Một kịch bản khác của Mutsuyoshi Gomi, phó đô đốc về hưu, từng là tư lệnh hạm đội cơ động của hải quân Nhật. Theo đó, vào 2020, TQ sẽ chính thức ép buộc Nhật từ bỏ chủ quyền bằng lời đe dọa chiến tranh hạt nhân. Do đó, ông này kêu gọi Nhật sở hữu vũ khí hạt nhân.
Ngoài ra, Akiji Yoshida thuộc Trung tâm nghiên cứu quốc phòng cũng ủng hộ việc sử dụng tên lửa ATACMS, được kết hợp với UAV để tạo thành 'tổ hợp trinh sát - tấn công'. 36 giàn phóng tại 7 vị trí khác nhau có thể bao phủ cho toàn bộ vùng lãnh thổ và lãnh hải Nhật, có thể tấn công cả mục tiêu 'cứng' và mục tiêu 'mềm' với nhiều loại đầu đạn.
Bên cạnh đó, yêu cầu về việc triển khai nhanh binh lính tới các đảo ở xa đòi hỏi phải có máy bay vận tải lên thẳng. Hiện chỉ có duy nhất chiếc máy bay chong chóng xoay V-22 là đáp ứng được các yêu cầu kết hợp giữa sức chở, tốc độ và sự linh hoạt. Chúng sẽ hoạt động trên 3 chiếc Osumi, 14000 tấn hoặc 2 chiếc Hyuga mới.
Còn trung đoàn biệt động đổ bộ được thành lập năm 2002, huấn luyện chung với thủy quân lục chiến Mỹ để học các chiến thuật đổ bộ bí mật. Trong tương lai, đơn vị này có thể chính thức trở thành một đơn vị thủy quân lục chiến chính quy.
Osumi
ATACMS là tên lửa đạn đạo chiến thuật của lục quân Mỹ. ATACMS-1 chứa 950 đạn con, tầm bắn 165km. Loại 1A giảm lượng đầu đạn và tăng tầm 300km, có gắn thêm dẫn đường vệ tinh. ATACMS có thể được bắn từ hệ thống pháo hỏa tiễn MLRS hoặc HIMARS.
Osumi là một tàu chở trực thăng của hải quân Nhật, hoạt động từ 1998. Nó được thiết kế để chở theo 1 tiểu đoàn 330 người cùng 1 đại đội xe tăng 10 chiếc. Thủy thủ đoàn 135 người, tốc độ tối đa 22 hải lý/h. Nó có thể chở theo 2 trực thăng Chinook CH-47J và 2 SH-60J. Vũ khí phòng vệ gồm 2 súng phòng không Phalanx.
Ý kiến bạn đọc [ 0 ]
Ý kiến của bạn