Viêm xoang

Thứ Năm, 15 tháng 4, 2010
Thời tiết chuyển mùa khiến nhiều người mắc bệnh viêm xoang. Theo các chuyên gia y tế, những phiền toái của căn bệnh này có thể được tiên liệu bằng những cách đơn giản theo phương pháp Đông y mà không cần dùng thuốc.


Chữa bệnh không dùng thuốc:

Có thể viêm não, suy thận vì viêm xoang

Theo BS Phi Thái Hà, Khoa Tai - Mũi- Họng, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, viêm xoang do nhiều nguyên nhân, chủ yếu do ảnh hưởng của khí hậu, môi trường, điều kiện sống, sinh hoạt, sự mẫn cảm của cơ thể... Bệnh rất hay tái phát mỗi khi thời tiết chuyển mùa.

Đặc trưng của viêm xoang là luôn đi kèm viêm mũi hoặc nếu đã viêm xoang rồi thì chắc chắn mũi sẽ viêm hoặc viêm mũi giai đoạn đầu và sau đó là viêm mũi xoang. Nếu không điều trị kịp thời và đúng hướng, bệnh khó dứt và dai dẳng, để lại nhiều biến chứng, thậm chí có thể gây viêm não, suy thận, viêm võng mạc dẫn tới mù mắt thậm chí tử vong.

Người bị bệnh tim mạch, hen suyễn không nên tắm nước lạnh chữa viêm xoang

Chữa viêm xoang bằng phương pháp tắm nước lạnh cũng có tác dụng lâu dài, rất hiệu quả, được nước Nga nghiên cứu. 70% bệnh nhân tới phòng khám đã khỏi được bằng phương pháp tắm nước lạnh trong suốt mùa đông. Nhưng với người bị bệnh tim mạch, hen suyễn thì không nên dùng phương pháp này vì sẽ làm co động mạch chủ gây ra cơn nhồi máu cơ tim.

BS Đông y Nguyễn Quốc Thành(Phòng Đông Y Thiên Bảo, 49B Đại La, Hai Bà Trưng, Hà Nội)

BS Đông y Nguyễn Quốc Thành (Phòng Đông y Thiên Bảo, 49B Đại La, Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết, viêm xoang trong Đông y gọi là "vị uyên". Biểu hiện thường gặp khi bị viêm xoang là đau đầu, sốt (25% bệnh nhân sốt bởi viêm xoang cấp).

Ở trẻ em, viêm xoang thường gây sốt cao, dịch mũi chảy ra thường đục, vàng hoặc xanh, đôi khi có cả máu và chảy với số lượng nhiều, có mùi hôi. Người bệnh thường xuyên ngạt, tắc mũi, ngứa mũi, chất tiết mũi trở nên đục, nước mũi chảy ra trước hoặc sau cổ họng, gây ngứa họng và đau họng.

Ở những người lớn tuổi, viêm xoang thường phối hợp với nhiều chứng bệnh mãn tính khác khiến cơ thể suy nhược, ăn kém, thở yếu, hay mệt... Một số người hay choáng đầu khi nghiêng về phía trước. Vùng quanh mắt nhức thành cơn và theo nhịp mạch đập, ấn thấy đau phía dưới mắt.

Trong thời gian này, người bệnh gặp khó khăn khi ăn uống và sinh hoạt, thường ăn không ngon, ngủ không yên giấc, ảnh hưởng đến sức khoẻ. Bệnh cũng rất dễ tái phát.

Day huyệt, xông mũi chữa xoang

Cũng theo BS Thái Hà, phương pháp day bấm huyệt rất có tác dụng trong điều trị viêm xoang. Đầu tiên nắm bàn tay lại, dùng đốt đầu tiên ngón tay cái xát mạnh hai cánh mũi cho nóng lên, mỗi lần 1- 3 phút. Sau đó day bấm huyệt nghinh hương, huyệt cốc (nằm cách hai bên cánh mũi khoảng nửa phân) từ 1- 2 phút. Dùng hai ngón trỏ vuốt xung quanh hốc mắt, mũi tắc, bấm khoảng giữa hai bên mũi, day huyệt nghinh hương từ 3- 5 phút. Hàng ngày làm 2 lần vào các buổi sáng sớm và trước khi ngủ. Ngoài ra, nên massge bằng cách chườm nước nóng tại chỗ hai bên sống mũi giữa hai lông mày. Xông mũi bằng hơi nước nóng, uống nước nhiều để làm loãng chất tiết hàng ngày cũng là cách phòng bệnh viêm xoang rất tốt.

Theo BS Đông y Nguyễn Quốc Thành, những người có thói quen xì mũi cần phải chú ý vì có thể khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Không nên bịt cả hai bên lỗ mũi xì cùng lúc, vì sẽ làm tăng áp suất ở tai trong, đồng thời chất ứ đọng cùng đi ngược vào xoang hay xuống họng, gây viêm phế quản. Khi xì mũi, nên sử dụng khăn hoặc giấy vệ sinh che ở trước lỗ mũi nhằm ngăn các chất xì tung toé, làm bệnh lan ra.

BS Thành tư vấn một số các loại cỏ chữa được bệnh xoang hiệu quả như kim ngân hoa, ké đầu ngựa, rau diếp cá... Hoặc cũng có thể mua một ít lá xông trong đó có bạc hà về nấu, xông cả người hoặc múc ra một bát lớn nước xông tỏa hơi, hít hơi nóng bốc lên, đầu phủ một khăn tắm lớn.

Để phòng ngừa bệnh xoang, BS Phi Thái Hà khuyến cáo mọi người nên đeo khẩu trang trước khi ra đường và làm công việc gặp nhiều bụi bặm. Phải giữ môi trường xung quanh luôn sạch sẽ, tránh tiếp xúc bụi khói, chất thải. Người bị viêm xoang mãn tính cũng không nên nuôi súc vật trong nhà. Đối với người mẫn cảm cần chú ý phòng tránh phấn hoa, nấm mốc, nước hoa, thức ăn lạ, nhiều gia vị, nhiệt độ thay đổi. Khi ngứa mũi, muốn hắt xì không nên cho tay vào ngoáy vì dễ mang vi trùng vào, khiến cho bệnh càng nghiêm trọng thêm. Nhớ chỉ xì mũi ra, không hít ngược như trẻ nhỏ thường làm. Không cố gắng xì mạnh vì sẽ đẩy chất viêm vào vòi nhĩ và tai. Rửa mũi 2 lần mỗi ngày bằng nước muối sinh lý.

Hàng ngày, nên dành nửa tiếng để nâng cao thể lực bằng cách tập một môn thể thao. Uống các loại trà thuốc như trà thanh nhiệt, trà bồi bổ theo tư vấn của bác sĩ. Khi có các triệu chứng ban đầu như hắt hơi, chảy nước mũi, tắc mũi, cần đến ngay bệnh viện, không nên tự mua thuốc điều trị.

Sử dụng hoa cứt lợn chữa viêm xoang dễ hỏng niêm mạc mũi

Nhiều người dân sử dụng hoa cứt lợn để chữa viêm xoang. Người bệnh cần thận trọng vì phương pháp này không đảm bảo vệ sinh, dễ gây hỏng niêm mạc mũi khi xông trực tiếp vào mũi. Đã có nhiều người đến viện bị viêm nặng vì sử dụng hoa cứt lợn, nên điều trị bệnh rất khó khỏi. Bệnh viêm xoang có thể lây lan, vì vậy người bình thường không nên dùng chung vật dụng cá nhân với người bị viêm xoang.

BS Phi Thái Hà, Khoa Tai-Mũi- Họng,

Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương
 
 
(Sưu tầm)
Xem thêm bài viết cùng chuyên mục:

Ý kiến bạn đọc [ 0 ]


Ý kiến của bạn