Những sản phẩm công nghệ có tên gọi dở ẹc
Dòng điện thoại siêu bền GzOne của Casio (khi phát âm tên sản phẩm phải nhấn mạnh chữ z).
Máy tính bảng dành cho giới doanh nhân của Cisco có tên gọi Cius (phát âm là giống từ see-us trong tiếng Anh.
Hệ thống nghe nhạc để bàn của Chestnut Hill Sound có tên gọi George. Chiếc điều khiển có thể tháo rời của hệ thống này bắt chước giao diện của iPod và âm thanh cũng khá hay. Tuy nhiên, người ta vẫn chưa biết tại sao nó có tên gọi là "George", có thể là một trong những đại diện của công ty sản xuất đã từng đề cập đến điều gì đó về dòng sản phẩm đầu tiên của loại hình này và một sự kết nối nào đó tới Tổng thống Mỹ George Washington.
Thiết bị đọc sách điện tử có tên gọi Cool-er. Dù sản phẩm này không thực sự thú vị như tên gọi nhưng nó có rất nhiều màu sắc.
Chiếc PDA của Sony có tên gọi CLIE - là sự kết hợp các chữ cái đầu tiên của các từ Communication (truyền thông), Link (kết nối), Information (thông tin) và Entertainment (giải trí). Tên sản phẩm này phát âm là Klee-ay (cli-ây).
Cuil là một công cụ phần mềm tìm kiếm từ khoá, nhưng có lẽ nó đã quên kiếm cho mình một cái tên hay.
Gizmondo là máy chơi game cầm tay chưa từng xuất hiện trên thị trường dù đã dành rất nhiều chi phí cho các chương trình quảng bá thương mại với những người mẫu mặc áo phông trắng có in chữ Gizmondo.
Với tên gọi gồm 3 chữ "e", dòng máy tính xách tay này vẫn chưa tạo nên một tên tuổi lớn.
Có rất nhiều cái tên rất dở đã được đặt cho các máy nghe nhạc MP3 trong những năm qua (như Samsung Yepp). Tuy nhiên, sản phẩm iBeat Blaxx của TrekStor có thể đi vào lịch sử như là một trong những sản phẩm công nghệ có cái tên không may nhất sau khi người dùng cáo buộc tên gọi của sản phẩm này có hàm ý phân biệt chủng tộc. Ngay sau khi ra mắt, Giám đốc công nghệ của TrekStor là ông Gil Szmigiel đã phải xin lỗi về sự hiểu lầm và đổi tên các sản phẩm TrekStor Blaxx.
Robot thân thiện Asimo của Nhật Bản, nhưng trong tiếng Anh, từ Asimo có nghĩa là một con quỷ đáng sợ chứ không phải là một robot thân thiện.
Bộ tai nghe Bluetooth có tên gọi iMuffs (tiếng Anh muff có nghĩa là người khờ dại).
Đầu xem tivi của này Sony thực sự là một đối thủ cạnh tranh đáng gờm, tuy nhiên tên gọi "Location-Free TV" (tạm dịch là tivi không cố định) không phải là một cái tên có ý nghĩa.
Đừng bao giờ đặt một dấu hoa thị "*" trong một tên gọi như sản phẩm máy ảnh *ist D này của Pentax!
MRobe chắc chắn đã ở trong một danh sách những sản phẩm có tên gọi dở nhất mọi thời đại nào đó. Một lần nữa, người ta cho rằng đã có sơ suất trong bản dịch tiếng Nhật. Tên gọi này là ý tưởng của một vị giám đốc điều hành Olympus về một sản phẩm mà người dùng có thể mang về nhà và khoác lên người giống như một chiếc áo choàng.
Một vài người đã đặt hàng trên mạng để mua thiết bị đọc sách Que của hãng Plastic Logic, nhưng họ sẽ không có được sản phẩm này vì nó không bao giờ xuất hiện trên thị trường.
Thành ngữ Anh có câu "Curiosity killed the cat" tạm dịch là "Sự tò mò giết chết con mèo", có nghĩ là đừng quá tò mò vì nó có thể mang lại nguy hiểm. Dịch vụ âm nhạc và phim ảnh của Sony có tên gọi Qriocity (phát âm giống từ "curiosity") với khẩu hiểu "Qriocity did not kill the cat" nghĩa là Qriocity không gây nguy hiểm.
Apple đôi khi cũng có những sản phẩm vô nghĩa và mạng xã hội âm nhạc Ping của họ cũng lọt vào danh sách này.
Máy nghe nhạc có Bluetooth dùng cho nhảy break-dance của Sony với tên gọi Rolly. Bản thân tên gọi thì không có vấn đề gì nhưng cách gọi có chút rắc rối khi người dùng không biết gọi là Roll-y hay Rollie.
Thêm một sản phẩm nữa của Sony lọt vào danh sách này. Không rõ bộ dàn Muteki là có phải là sự gợi ý đến những loại âm thanh như công nghệ đột biến (mutant) hay không?
Samsung :) - là tên chiếc điện thoại với ký tự tắt của hình mặt người đang cười.
Hệ thống âm thanh có tên gọi Tivoli iYiYi.
Ý kiến bạn đọc [ 0 ]
Ý kiến của bạn