2011 hứa hẹn là "năm du lịch" với khá nhiều dịp nghỉ lễ dài ngày. Còn chần chừ gì nữa mà không lật cuốn lịch bàn ra nhẩm tính lên kế hoạch cho những chuyến du lịch 2011 của mình.
Hãy bắt đầu bằng việc "săn" vé máy bay giá mềm ngay từ hôm nay theo những "bí kíp" dưới đây nhé:
1. Phải có thẻ thanh toán tiền trên mạng.
- Đa số các đợt khuyến mãi của các hãng không thường ngắn nên bạn phải tận dụng thời gian để mua được vé giá ưu đãi. Bạn có thể sử dụng thẻ credit hoặc debit hoặc ATM nội địa.
- Trước mỗi đợt vé giá rẻ, các website của hãng đều có thông báo trước, bởi vậy, bạn phải chắc chắn trong tài khoản phải có khoản tiền đủ để mua vé.
- Theo những "chuyên gia săn vé rẻ", với loại thẻ debit, bạn dễ dàng đăng ký trực tuyến tại các website của các ngân hàng trong nước như Eximbank, ACB, Techcombank.
Đây là 3 ngân hàng mà kinh nghiệm cho thấy thanh toán trên mạng rất tốt, hầu như không bị từ chối, miễn là tài khoản bạn có đủ tiền để thanh toán. Còn với loại thẻ Credit thì bạn phải liên hệ trực tiếp với ngân hàng. Gợi ý bạn nên dùng thẻ Debit để tránh rủi ro, điều kiện đăng ký rất đơn giản.
2. Chuẩn bị tốt thông tin cá nhân
- Rất nhiều hãng tung ra đợt vé rẻ bắt đầu từ đêm và chỉ vòng thời gian ngắn, số lượng vé đã được bán hết sạch. Bởi vậy, bạn phải chuẩn bị sẵn sàng mọi thông tin cá nhân và người đi cùng (tên tuổi, chứng minh thư, số hộ chiếu...).
- Bạn cũng phải chắc chắn về thời gian, điểm đến của mình càng sớm càng tốt. Đặt vé sớm sẽ tốt hơn nhiều việc "nước đến chân mới nhảy".
- Sử dụng máy tính có đường truyền tốt, trình duyệt web có tốc độ load nhanh như Chrome, Safari, Opera, nhanh chóng đưa ra quyết định cũng là điều rất quan trọng. Chỉ một vài giây chần chừ hoặc lỗi mạng cũng có thể khiến bạn tuột mất cơ hội. Theo kinh nghiệm, các đợt bán vé siêu rẻ thường bắt đầu vào lúc nửa đêm.
3. Tìm hiểu kỹ về việc đặt vé các hãng hàng không.
- Bạn nên tìm hiểu kỹ về trình tự đặt vé để tránh bị nhầm lẫn phải thao tác nhiều lần khi đặt vé.
- Thường xuyên vào các website để kiểm tra các đợt vé giá rẻ là việc không thừa chút nào. Một số hãng thường có đợt giảm giá theo mùa, hoặc vào ngày nhất định trong tuần. Theo kinh nghiệm, hãng Airasia cứ 3 tháng một lần họ bán vé siêu rẻ, vào các tháng 2, tháng 5, tháng 8 và tháng 11 hằng năm. Còn lại, cứ chu kỳ 10-14 ngày họ lại có các đợt khuyến mại khá rẻ. Hãng Tiger Airways cũng tương tự với vé khá rẻ, còn vé siêu rẻ của Tiger thì ít gặp hơn. Hãng Jetstar Pacific thì cứ thứ 6 hằng tuần, từ 14h đến 17h, hãng có chương trình giảm giá rất mạnh.
- Không chỉ có các hãng hàng không giá rẻ mà nhiều hãng thông thường cũng tung ra đợt vé khuyến mãi vào dịp kỷ niệm, khai trương đường bay mới hoặc các chương trình free and easy tiện lợi.
- Khi đặt vé cho nhiều người, bạn nên tùy cơ ứng biến. Có những lúc khi vé gần hết mà bạn đặt vé cho cả nhóm, giá rẻ cao hơn nhiều. Nếu bạn đặt một vài vé lẻ trước, bạn sẽ đặt được một số vé giá rẻ và chỉ phải chấp nhận một số giá cao.
4. Website của một số hãng
Nội địa Việt Nam có Jetstar Pacific Airlines. Quốc tế đi – đến Việt Nam có các hãng sau: Air Asia, Cost Airlines, Tiger Airways, Cebu Pacific Air, Viva Macau Airline, Lion Air … Các hãng nói trên cũng bao gồm cả các tuyến bay trong khu vực Đông Nam Á, Nam Á, châu Đại dương, châu Âu. Ngoài ra còn có một số hãng bay nội địa của từng nước trong Asean như: Zest Airways Inc, batavia Air, Nokair…
Theo yeudulich ---------------
Kinh nghiệm của dân phượt
Phạm Việt Anh: Tôi đã mua được rất nhiều vé máy bay giá rẻ, của cả hãng bay trong và ngoài nước. Cứ khoảng 2 tháng tôi lại đi chơi Đông Nam Á bằng vé giá rẻ. Hiện tôi đã book vé kín đến tháng 4 năm sau.
Để “săn” được vé máy bay rẻ trên mạng, bạn phải có “đồ nghề” sau: Thẻ ghi nợ Visa Debit hoặc thẻ tín dụng Visa, Master Credit. Với loại thẻ Debit, bạn dễ dàng đăng ký trực tuyến tại các website của các ngân hàng trong nước như Xuất nhập khẩu (Eximbank), Á châu (ACB), Kỹ thương (Techcombank). Đây là 3 ngân hàng mà kinh nghiệm cho thấy thanh toán trên mạng rất tốt, hầu như không bị từ chối, miễn là tài khoản bạn có đủ tiền để thanh toán. Còn với loại thẻ Credit thì bạn phải liên hệ trực tiếp với ngân hàng. Gợi ý bạn nên dùng thẻ Debit để tránh rủi ro, điều kiện đăng ký rất đơn giản.
Bạn còn cần phải có máy tính truy cập internet có đường truyền tốc độ cao. Bạn nên sử dụng trình duyệt có tốc độ load trang nhanh như Chrome, Safari, Opera… để đặt vé, nhất là trong các đợt siêu khuyến mại. Kinh nghiệm của tôi là trong các đợt bán vé siêu rẻ bắt đầu vào lúc nửa đêm, rất đông người săn vé, thì phải sử dụng các trình duyệt trên để tận dụng cơ hội nhanh hơn người ta, dù chỉ tích tắc.
Khi đã có “đồ nghề” thì bạn cần có “kỹ năng” sau:
- Hằng ngày chăm chỉ truy cập vào website của các hãng hàng không giá rẻ. Nội địa Việt Nam có www.jetstar.com. Quốc tế đi - đến Việt Nam có các hãng sau: www.airasia.com, www.tigeraiways.com, www.cebupacificair.com, www.flyvivamacau.com, www.lionair.co.id. Các hãng nói trên cũng bao gồm cả các tuyến bay trong khu vực Đông Nam Á, Nam Á, châu Đại dương, châu Âu. Ngoài ra còn có một số hãng bay nội địa của từng nước trong Asean như: www.zestair.com.ph (của Philippines), www.batavia-air.co.id, www.merpati.co.id (của Indonesia), www.nokair.com (của Thái Lan)… Trên đây tôi chỉ kể một số hãng điển hình, còn lại rất nhiều hãng, liệt kê ra không xuể.
- Việc chăm chỉ truy cập các web này sẽ giúp bạn biết về các đợt khuyến mại của họ. Bạn cũng nên đăng ký thành viên để nhận email thông báo. Tuy nhiên, nhiều khi email đến chậm có thể khiến bạn lỡ mất cơ hội mua vé (nguyên tắc là biết càng sớm thì càng nhiều cơ hội lựa chọn giá). Vì vậy, bạn nên hằng ngày “lượn lờ” các website trên.
- Theo kinh nghiệm của tôi thì hãng Airasia cứ 3 tháng một lần họ bán vé siêu rẻ, vào các tháng 2, tháng 5, tháng 8 và tháng 11 hằng năm. Còn lại, cứ chu kỳ 10-14 ngày họ lại có các đợt khuyến mại khá rẻ. Hãng Tiger Airways cũng tương tự với vé khá rẻ, còn vé siêu rẻ của Tiger thì ít gặp hơn. Hãng Jetstar Pacific thì cứ thứ 6 hằng tuần, từ 14h đến 17h, hãng có chương trình giảm giá rất mạnh. Siêu rẻ 15.000 đồng thì lâu rồi chưa thấy.
- Khi biết sắp có đợt khuyến mại siêu rẻ, hoặc đang có đợt vé khá rẻ, phù hợp với mình thì bạn nhanh chóng đi nộp tiền vào tài khoản Visa Debit. Kinh nghiệm của tôi là nộp bên Ngân hàng Kỹ thương TCB và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Eximbank thì chỉ nửa tiếng sau là thanh toán được ngay. Còn nếu nộp tiền vào thẻ của Ngân hàng Á châu ACB thì phải 8h tối mới thanh toán được. Nếu hãng bán vé từ sáng sớm mà 8h tối bạn mới có thể thanh toán thì cơ hội săn vé rẻ trôi đi rất nhiều.
- Khi có các đợt vé siêu rẻ thì tuỳ bạn thích đi đâu, nước nào, vào thời điểm cụ thể nào (cách hiện tại vài tháng đến một năm, vé rẻ không bao giờ bán sát ngày) thì bạn chỉ việc vào check và book vé thôi. Tôi nhiều lần book “ngẫu hứng” như vậy, cứ có giá rẻ là lao vào đặt, thích chặng nào là book thôi.
- Còn nếu ngay bây giờ bạn có dự định đi du lịch ở đâu đó, bạn phải lên sơ bộ điểm đến sao cho thuận đường nhất, ít chặng nhất. Sau đó, bạn vào các hãng để so sánh cùng đường bay thì hãng nào rẻ nhất. Nếu cần thiết thì bạn đặt ngay từ bây giờ, nếu không thì bạn chịu khó đợi các đợt khuyến mại xem có rẻ hơn nữa không. Nói chung là trong bất kỳ trường hợp nào thì giá vé cũng đều rẻ hơn hàng không truyền thông.
- Khi book vé với ngày cụ thể, nếu thấy giá không rẻ lắm, thì bạn thử chọn lùi lại – hoặc tiến về sau một ngày. Kinh nghiệm của tôi là chọn ngày bay vào thứ 6, 7, CN thì thường giá cao hơn, ít vé rẻ hơn. Bạn phải “nhanh tay” lắm mới săn được. Còn không thì bạn chịu khó rời ngày bay sang thứ 5, hoặc thứ 2, hoặc vào ngày giữa tuần.
- Vì các hãng bán giá rẻ theo “nấc thang” nên nếu bạn đặt cho nhiều hơn 2 khách thì có thể giá vé sẽ đắt hơn. Trường hợp này luôn đúng ở cuối mỗi đợt khuyến mại, vì càng cuối thì càng ít vé rẻ. Ví dụ, tôi có nhóm bạn 4 người từ Hà Nội đi Bangkok. Nếu tôi nhanh tay đặt ngay khi chương trình khuyến mại tung ra thì tôi có thể mua cả 4 vé siêu rẻ, ví dụ 15 USD/chặng/người, 4 người bằng 60 USD. Nhưng gần đến cuối tôi mới mua (đặt một lúc 4 hành khách) thì giá vé là 40 USD/người, 4 người bằng 160 USD. “Mẹo” của tôi lúc này là giảm số hành khách mỗi lần book xuống. Đầu tiên tôi thử book cho 3 người thôi, nếu vẫn giá 40 USD thì tôi chỉ book cho 2 người thôi. Lúc đó, tôi sẽ có cơ hội mua được vé rẻ 15 USD cho 2 người bằng 30 USD. Hai người kia đành chấp nhận giá 40 USD/người, tổng là 80 USD. Cộng lại 2 lần book (mỗi lần 2 khách) chỉ mất 110 USD cho 4 người, thay vì 160 USD (book một lần cả 4). Kinh nghiệm này tôi áp dụng khá thành công.
- Với hãng Airasia, bạn không cần phải có hộ chiếu ngay lúc đặt vé. Bạn có thể điền dẫy số bất kỳ, hoặc tốt nhất là điền số CMND. Vì sau này khi bạn có hộ chiếu, bạn có thay đổi số hộ chiếu (nhưng không được thay đổi tên và ngày sinh). Ví dụ bạn bè tôi thấy vé rẻ muốn đặt nhưng chưa làm hộ chiếu, tôi điền giúp người bạn là 123456. Tháng tới, khi bạn tôi có hộ chiếu, tôi chỉ cần vào trang web hoặc gọi đến văn phòng đại diện của hãng Airasia để thay đổi số hộ chiếu cho đúng.
Nói chung, kinh nghiệm kể ra thì nhiều lắm. Quan trọng bạn phải là người thích săn giá rẻ, thích đi chơi mà lại muốn tiết kiệm tiền. Nếu ngày nào cũng chịu khó “lượn lờ” các website trên, rồi trong ví có sẵn thẻ Visa Debit thì cơ hội vớ được giá rẻ là không khó.
Tôi cũng muốn trao đổi thêm về quan niệm “giá rẻ thì trễ chuyến” của một số bạn chia sẻ. Tôi đi gần như hết các hãng giá rẻ ở Đông Nam Á, duy nhất một chuyến của Airasia từ Kuala Lumpur bay đi Bali là muộn 30 phút so với giờ ghi trên vé, còn lại đều khởi hành đúng.
Người Việt rất sính hình thức nên chỉ muốn đi máy bay nhìn mới, bóng bẩy, còn lại cho là không an toàn. Cũng giống như sang nước ngoài tôi thấy taxi hầu hết là các xe rất xấu, cũ mà khách vẫn đi, vì với họ nó chỉ là phương tiện đi lại, không phải để khoe khoang (ví dụ taxi ở Kuala Lumpur xấu vô cùng). Còn ở Việt Nam, đến xe Martiz người ta còn chê không thèm đi.
By
EmVân Pcworld-com.blogspot.com - Theo PVA - Caudulich
Ý kiến bạn đọc [ 0 ]
Ý kiến của bạn