Dùng con số để đặt tên được ví như sợi chỉ xâu chuỗi những viên ngọc lại, tạo nên cái tên hoạt bát, sinh động. Họ tên mang hình tượng về con số có thể tạo nên hiệu quả bất ngờ. Con số có những ưu thế nhất định, có sức biểu cảm lớn mà các từ khác không thể phát huy được.
Thông thường, việc sử dụng con số để đặt tên là thông qua cách gọi Hán Việt của các số từ 1 đến 10. Đó là: nhất, nhị (lưỡng, song), tam, tứ, ngũ, lục, thất, bát, cửu, thập.
|
Con số như sợi chỉ xâu chuỗi viên ngọc lại, tạo cái tên hoạt bát, sinh động |
Người ta thường có thói quen sử dụng con số một cách riêng biệt. Ví dụ như các từ Nhất và Thập thường mang ý nghĩa hoàn thiện, viên mãn. Thập có nghĩa là nhiều, Nhất có nghĩa là vị trí số một. Bên cạnh đó, Nhị và Tứ – thường có ý nghĩa là những cặp đôi tương xứng; Ngũ, Thất và Bát – mang ý nghĩa là đa dạng.
Tên gọi theo chứa từ Nhất: Văn Nhất, Thống Nhất, Như Nhất, Nhất Minh, Nhất Dạ, Nhất Dũng, Nhất Huy…
Tên gọi theo từ Nhị (Song, Lưỡng): Nhị Hà, Nhị Mai, Bích Nhị, Ngọc Nhị…; Song Phương, Song Tâm, Song Giang, Song Hà, Song Long… ; Lưỡng Hà, Lưỡng Minh, Lưỡng Ngọc, Lưỡng Hải…
Tên gọi theo từ Tam: Tam Thanh, Tam Đa, Tam Vịnh…
Tên gọi theo từ Tứ: Tứ Hải, Tứ Đức, Minh Tứ, Hồng Tứ…
Tên gọi theo theo từ Ngũ: Ngũ Sơn, Ngũ Hùng, Ngũ Hoàng, Ngũ Hải, Ngũ Tùng…
Các từ Lục, Thất, Bát, Cửu thường ít được dùng đặt tên người nhưng nó cũng hàm chứa ý nghĩa riêng.
Tên gọi theo từ Thập: Hoàng Thập, Hồ Thập, Minh Thập, Hùng Thập…
Dù mỗi con số đều biểu đạt ý nghĩa nhất định nhưng để tạo nên một tên gọi ấn tượng cần có sự kết hợp hài hòa với họ và tên đệm, tạo nên tổng thể cả họ tên. Ví dụ các họ tên hay như:Lý Tứ Quang, Nguyễn Tường Tam, Vương Cửu Tư, Nguyễn Nhất Đơn, Tôn Ngũ Chính, Nguyễn Hữu Đỉnh, Trương Đại Thiên, Hộ Vạn Xuân, Hà Vạn Tường…
(Theo Tìm hiểu khoa học về tên gọi)
Ý kiến bạn đọc [ 0 ]
Ý kiến của bạn