Mỗi con sông Việt Nam quê hương đều mang trong mình những kỳ tích hay những huyền thoại. Sông Ray cũng vậy, dòng sông này được mệnh danh “điểm cuối của đường mòn Hồ Chí Minh trên biển”…Chuyện “dấu chấm đỏ” trên bản đồNếu so với các dòng sông khác của miền Nam thì sông Ray không dài lắm. Nó chỉ khoảng chừng 150 km, bắt nguồn từ vùng núi Xuân Lộc (Ðồng Nai), chảy qua hai huyện Long Ðất và Xuyên Mộc (thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) rồi lặng lờ đổ ra đại dương bằng cửa biển Lộc An.
Lộc An là hạ lưu và đồng thời cũng là cửa biển của sông Ray. Cửa Lộc An lại là ranh giới của hai huyện: Long Ðất (hữu ngạn), Xuyên Mộc (tả ngạn), đều thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Bên phía Xuyên Mộc có biển Bến Cát - mũi Hồ Tràm, bên phía Long Ðất có biển Lộc An - Phước Hải.
Vùng biển Bến Cát - Hồ Tràm - Lộc An - Phước Hải trải dài 15km. Ít vùng biển nào của Việt Nam có một địa thế và phong cảnh tuyệt đẹp như nơi này.
< Đường về Sông RayỞ đây có những dải cát trắng vàng, nhiều đồi cát cao đến 7 mét, tạo nên những "sa mạc" chạy tít tắp. Thật khó hình dung nơi quá đỗi đẹp, thanh bình hôm nay, ngày xưa lại đã từng được “điểm” thành một “dấu chấm đỏ” trên bản đồ của quân địch. Vì sao vậy?
Do cửa sông Lộc An rộng, độ sâu từ 20 - 30 mét là lợi thế lý tưởng cho tàu thuyền cập cảng. Hai bên bờ sông có cây cối mọc rậm, không dân cư sinh sống nên dễ vận chuyển, che giấu được vũ khí…Với vị trí chiến lược này mà từ thời Pháp, cửa biển Lộc An đã trở thành tuyến giao thông nối liền giữa miền Bắc và miền Ðông Nam bộ.
Tháng 9 năm 1946, chiếc tàu chở khí tài đầu tiên của Trung ương từ miền Bắc vào miền Nam đã cập bến Lộc An an toàn. Ðến thời Mỹ, Trung ương Cục miền Nam đã quyết định chọn cửa Lộc An làm điểm đón những con tàu chở vũ khí từ hậu phương miền Bắc vào tiếp tế cho chiến trường miền Nam.
Nhiều chuyến tàu trong thời gian này đã cập bến an toàn, cung cấp vũ khí cho lực lượng vũ trang ở miền Ðông Nam bộ, góp phần làm nên những chiến thắng oanh liệt như Ðồng Xoài, Dầu Tiếng, Bàu Bàng, Phước Long…
Khám phá dòng sôngThật ra, sông Ray nằm cách khu du lịch chỉ một đồi cát chừng 500 mét. Vì ở đây chưa có dịch vụ thuyền du lịch, nên khi muốn tham quan thuê một chiếc thuyền của ngư dân đánh cá. Khám phá sông Ray có hai hướng, nếu ngược dòng, sẽ gặp khu rừng cấm - rừng nguyên sinh ngập mặn Phước Bửu - Xuyên Mộc. Nơi đây là một "kho tàng" về hệ động thực vật quý hiếm. Rừng có khoảng 200 loài thực vật với nhiều gỗ quý như cẩm lai, căm xe, bằng lăng…; động vật đến hơn 150 loài, nhiều nhất là khỉ, trăn, rắn, chồn, các loại chim rừng…
Hướng xuôi về hạ lưu sông Ray để câu, nướng cá và đặc biệt là phải tận mắt nhìn, chụp hình cửa biển Lộc An đầy huyền thoại. Co thể tổ chức câu cá và mua thêm hải sản của những tàu đánh bắt trên sông, nướng thưởng thức ngay trên khoang tàu, thật vui, đầy thú vị.
Thuyền đến gần cửa biển, bên tay phải bỗng hiện ra một dải cát trắng rộng mênh mông, phẳng lì men theo mé sông rồi bất chợt đâm sầm ra biển như mũi một con tàu, người tài công cho biết, ngư dân ở đây gọi mũi này là "mũi Bến Cát". Thuyền đã đến cửa biển. Lúc này trời nắng hơn, tạo cho mặt biển màu xanh thẳm đến "nhức mắt". Ðứng ở vị trí này thấy đất trời bao la hơn. Sông, biển, rừng, đồi cát…tạo nên bức tranh thật nguyên sơ, thật đẹp mà mấy khi người thành phố được tận hưởng….
Theo SGTT
Ý kiến bạn đọc [ 0 ]
Ý kiến của bạn