Radar tầm xa ngoại biên
Thứ Năm, 16 tháng 4, 2009
Như đã biết, giới hạn đường chân trời luôn là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến tầm hoạt động của radar. Bằng cách dựa vào cách thức mà sóng radar tương tác với bầu khí quyền, người ta có thể tạo ra những loại radar có khả năng 'nhìn' xa hơn giới hạn những loại radar thường. Những radar ngoại biên (OTH) này thường có độ chính xác kém, nên chỉ dùng trong vai trò cảnh báo sớm, tuy vậy hiện nay tính năng của chúng cũng đã được nâng cao rất nhiều.
Các hệ thống OTH được chia làm 2 loại chính, sóng mặt đất và sóng trên không. Hệ thống sử dụng cơ chế sóng trên không còn gọi là OTH-B, nó dùng tầng điện ly của bầu khí quyển để phản xạ lại các sóng rdadar, thường là ở tầng số 5-28 MHz, nhờ đó sóng radar sẽ đi xa hơn giới hạn đường chân trời của mình. Nhược điểm của hệ thống này là sự tồn tại của 'vùng tối', nơi mà radar không thể 'nhìn' thấy gì. Radar dùng cơ chế sóng mặt đất, còn gọi là OTH-SW, dựa vào việc làm cho sóng radar lan truyền theo bề mặt của đại dương, đi xa hơn 'đường chân trời'. Do đó, OTH-SW phải được đặt trên bờ biển, và nó không có vùng tối. Còn OTH-B có thể triển khai ở bất kỳ đâu. Những hệ thống radar ngoại biên thường có kích thước rất lớn so với các radar thường.
CHIẾN TRANH LẠNH
Trong thời chiến tranh lạnh, OTH chủ yếu được sử dụng trong việc phát hiện máy bay ném bom và tên lửa chiến lược. Cả Mỹ và LX đều sử dụng OTH-B, của Mỹ là AN/FPS-118, của LX là Duga-3. Mỗi hệ thống được triển khai tại 2 địa điểm. Hiện nay thì cả 2 đều đã ngừng hoạt động. Hình bên dưới là các giàn phát (trên) và thu (dưới) của AN/FPS-118 ở bờ tây của Mỹ (giáp với Thái Bình Dương).
HIỆN NAY
Hiện nay Mỹ sử dụng radar OTH-B AN/TPS-71, có khả năng tái triển khai tại nhiều vị trí khác nhau. Ban đầu nó được lắp đặt ở Alaska để theo dõi bờ biển Nga cho tới 1993. Hiện có 3 hệ thống được lắp ở bờ Đông (Đại tây dương) và quanh biển Carribe, để hỗ trợ việc chống buôn lậu ma túy. (Xem hình dưới).
Còn Nga đang ngả về hướng dùng công nghệ OTH-SW, bao gồm hệ thống di động IRIDA, có tầm 300km và một hệ thống lớn hơn ở vùng Viễn Đông, được cho là để giám sát vùng Biển Nhật Bản. Hình dưới là giàn thu của hệ thống này.
Nước Úc, với vùng đại dương khổng lồ bao quanh, đã triển khai một hệ thống OTH-B tên Jindalee. Được triển khai tại 3 địa điểm, chúng được kết nối thành mạng JORN, theo dõi vùng trời và vùng biển phía tây và bắc Úc. Nó có tầm từ 800-3000km và được cho là có độ chính xác rất cao.Bên dưới là hình các giàn phát và thu của Jindalee.
Pháp cũng đang phát triển OTH-B của riêng mình, Nostradamus, có tầm 700-2000km, điểm đặc biệt của nó là các giàn angten có dạng hình ngôi sao.
TQ được cho là đã phát triển OTH-B từ 2001, với tầm từ 800-3000km. Các giàn thu phát đặt cách nhau 100km. Tình trạng hoạt động cũng như tính năng của nó chưa được hiểu rõ, nhưng được cho là có tầm bao phủ như hình dưới.
Ngoài ra TQ còn nghiên cứu OTH-SW, với tầm hoạt động dự kiến như hình dưới.
Nhiệm vụ chính của các hệ thống trên có thể là để hỗ trợ cho ý định của TQ dùng tên lửa đạn đạo chống lại tàu sân bay Mỹ. Theo đó, radar OTH sẽ đóng vai trò cảnh báo, phát hiện từ xa. Sau đó, các phương tiện khác như vệ tinh, UAV sẽ xác định vị trí chính xác của mục tiêu.
Ý kiến bạn đọc [ 0 ]
Ý kiến của bạn