Đột kích vào Syria

Chủ Nhật, 7 tháng 12, 2008

Vào ngày 26/10, 4 trực thăng Mỹ bay từ Iraq vào Syria. 2 chiếc đậu xuống gần làng Sukariyya, từ đó lính đặc nhiệm có một cuộc đọ súng ngắn với các tay súng của mạng lưới Abu Ghadiyahas, đang sử dụng ngôi làng như một phần của mạng lưới buôn lậu đưa tiền, vũ khí và những người đánh bom cảm tử vào Iraq. 8 tay súng bị giết, 2 bị bắt, lực lượng đặc nhiệm không có tổn thất.

Thời điểm của cuộc đột kích gây nhiều tranh cãi. TT Assad của Syria đang chuẩn bị đóng cửa biên giới với lực lượng khủng bố, cũng như có các cuộc nói chuyện với phía Mỹ và Iraq. Một cuộc đột kích như vậy chắc chắn phải được quyết định ở cấp lãnh đạo cao nhất. Và mục tiêu chắc chắn phải rất quan trọng. Dư âm là khá nghiêm trọng, hầu hết các nước A-rập, kể cà Iraq lên tiếng phản đối. Đặc biệt là Iran, vì nước này cũng thường xuyên ủng hộ khủng bố, cho phép chúng lập căn cứ trong lãnh thổ và tự do di chuyển qua lại biên giới với Iraq. Lãnh đạo cực đoan người Shia Mugtada Al Sadr đang ẩn náu tại Iran cùng các tín đồ của mình, tích cực huấn luyện chờ ngày về lại Iraq.

Các quan chức Mỹ viện dẫn luật quốc tế như lí do cho cuộc đột kích. Hiến chương LHQ cho phép một nước tự vệ và thực hiện các chiến dịch bên trong lãnh thổ nước khác nếu nước này không thể hoặc không muốn ngăn chặn những cuộc tấn công từ bên trong biên giới của mình.

Afghanistan và Iraq hiện đang thỏa mãn tốt các điều kiện trên. Với Afghanistan, Pakistan chưa bao giờ có được sự kiểm soát hoàn toàn với phần lãnh thổ giáp với Afghanistan, đó là lãnh địa của các bộ lạc địa phương mà một phần lớn trong số đó ủng hộ Taliban và Al-Qaeda. Do đó, các lực lượng Mỹ thường xuyên tấn công qua biên giới. Với Iraq, các nước láng giềng như Syria hay Iran là kẻ thù của Mỹ, do đó đã dung túng cho các nhóm vũ trang, khủng bố làm bàn đạp cho các hoạt động phá hoại bên trong Iraq.

Góc độ pháp lý này ít khi được xuất hiện trên các phương tiện truyền thông. Các nước như Pakistan, Syria tuy có lên tiếng phản đối, nhưng chưa bao giờ có ý định kiện trước tòa án quốc tế vì họ thừa hiểu các bằng chứng chống lại mình.

Với trường hợp của Syria, ngoài những lời phản đối ngoại giao, hầu như không có bất cứ một động thái mạnh mẽ nào, như những cuộc tuẩn hành phản đối, tấn công các cơ sở Mỹ ở Syria, triệu hồi đại sứ. Và đó cũng có lí do. Syria hiện được cai trị bởi một đảng thế tục Shia. Trong khi đó Al Qaeda là một tổ chức Sunni cực đoan. Lí do duy nhất Al Qeada chưa tấn công Syria là do chính phủ nước này nhắm mắt làm ngơ cho mạng lưới Abu Ghadihayas. Al Qeada đã thất bại ở Iraq, giờ đây rất có thể nó sẽ quay sang Syria. Ngay cả khi không trực tiếp gây hấn với chính phủ Assad thì việc nuôi dưỡng một mạng lưới khủng bố như vậy luôn hứa hẹn một cuộc trả đũa lớn hơn nhiều cuộc tập kích vừa qua.
Xem thêm bài viết cùng chuyên mục:

Ý kiến bạn đọc [ 0 ]


Ý kiến của bạn