[Đánh giá] Toshiba Qosmio X770 - trải nghiệm 3D tuyệt vời

Thứ Năm, 17 tháng 11, 2011


Như thường lệ, bài đánh giá bắt đầu bằng phần đánh giá tổng quan và chi tiết thiết kế máy. Tương tự người anh emQosmio F750, X770 vẫn có thiết kế "to, nặng" truyền thống và điều này cũng dễ hiểu khi Qosmio vốn được coi là giải pháp di động cho máy tính để bàn. Nhưng nói về đặc điểm thiết kế bên ngoài thì Qosmio X770 lại khá giống với Satellite P745. Vỏ máy bằng nhựa và được hoàn thiện với các chi tiết "gân" nổi kẻ ngang lặp lại có quy tắc. Do trọng lượng máy nặng nên các gân nổi sẽ tăng độ bám khi di chuyển và chống bám vân tay. Mặt trên (nắp máy) gồm 2 tông màu riêng rẽ, màu xám chì chiếm 5/6 diện tích trong khi 1/6 còn lại là một dải màu đỏ ánh kim. Chính giữa nắp máy là logo Qosmio khắc chìm màu đỏ tạo điểm nhấn.


Như thường lệ, bài đánh giá bắt đầu bằng phần đánh giá tổng quan và chi tiết thiết kế máy. Tương tự người anh em Qosmio F750, X770 vẫn có thiết kế "to, nặng" truyền thống và điều này cũng dễ hiểu khi Qosmio vốn được coi là giải pháp di động cho máy tính để bàn. Nhưng nói về đặc điểm thiết kế bên ngoài thì Qosmio X770 lại khá giống với Satellite P745. Vỏ máy bằng nhựa và được hoàn thiện với các chi tiết "gân" nổi kẻ ngang lặp lại có quy tắc. Do trọng lượng máy nặng nên các gân nổi sẽ tăng độ bám khi di chuyển và chống bám vân tay. Mặt trên (nắp máy) gồm 2 tông màu riêng rẽ, màu xám chì chiếm 5/6 diện tích trong khi 1/6 còn lại là một dải màu đỏ ánh kim. Chính giữa nắp máy là logo Qosmio khắc chìm màu đỏ tạo điểm nhấn.


2 cạnh máy, Toshiba đã bố trí rất nhiều cổng kết nối. Bên trái gồm cổng nguồn, khe tản nhiệt lớn, cổng VGA, LAN, HDMI,USB 3.0 và USB 2.0. Đặc biệt cổng nguồn có thiết kế rất lạ mắt với 4 "chấu" tiếp xúc khiến X770 trông không khác gì một cỗ máy cơ bắp. Bên phải là đầu DVD-RW Blu-ray, 2 cổng USB 2.0 nữa và jack cắm tai nghe/mic.


Mở máy ra, kiểu thiết kế gân nổi kẻ ngang tiếp tục xuất hiện tại khu vực bao quanh bàn phím, chiếu nghỉ tay và bàn rê cảm ứng. Bố cục bên trong của X770 khá cân đối: ngay phía trên, gần 2 bản lề là 2 loa Harman/Kardon. Lưới loa được khắc khá "màu mè" nhưng không thật sự đẹp theo cảm nhận của mình. Giữa 2 loa là hàng nút cảm ứng kèm nút nguồn. Tương tự F750, các nút cảm ứng bao gồm nút Eco, WiFi, 3D, Play/Pause và Volume +/-.


X770 có bàn phím lớn với thiết kế chiclet kèm đèn nền màu đỏ rất nổi bật và phù hợp với màu máy. Đèn nền bàn phím sẽ tự động tăng độ sáng khi bạn gõ và giảm sáng khi bạn ngừng gõ. Layout phím cũng tương tự các model khác của Toshiba với cụm nút chức năng (Fn) tích hợp vào hàng nút F1, F2. Thêm vào đó, Toshiba cũng bổ sung thêm bàn phím số để game thủ có thể khai thác tối đa bàn phím khi chơi game. Các nút chuyên dùng khi duyệt web và văn bản như Page Up/Down; Home/End được đẩy lên trên và nút Del được làm lớn hơn để người dùng dễ dàng thao tác. Bàn phím của X770 có độ nẩy vừa phải và êm. Hành trình phím hợp lý và bạn không phải mất thời gian làm quen như với một số dòng máy khác. Đối với game thủ thì cảm giác phím là một yếu tố quan trọng để nâng cao trải nghiệm chơi game và Toshiba đã làm rất tốt phần này trên X770.


Bên dưới bàn phím là khu vực chiếu nghỉ tay và bàn rê đa điểm lớn, nằm hơi lệch sang bên trái nhưng cân đối với khu vực phím chính. Vì vậy, bạn có thể dễ dàng thao tác mà không phải với tay quá nhiều. Bàn rê có độ nhạy cao và hỗ trợ các thao tác đa điểm như cuộn trang bằng 2 ngón, pinch-to-zoom, xoay lật hình ảnh, v.v... Bàn rê cũng được thiết kế với các vân kẻ ngang tạo độ bám và mép trên của bàn rê có một dải đèn màu đỏ. Đây là đèn báo hiệu bật/tắt bàn rê khi bạn nhấn vào nút tương ứng phía trên. 2 phím chuột của bàn rê cũng khá lớn và được phủ kim loại liền mạch với viền dưới của máy. Bên phải viền dưới là cụm đèn báo hiệu tình trạng hoạt động như đèn sạc, nguồn, pin, ổ cứng, thẻ nhớ, WiFi và kết nối di động. Riêng bên trái viền dưới đơn giản với logo Toshiba không có đèn như F750 và khe thẻ nhớ nằm ngay bên dưới logo này.


Một điểm gây ấn tượng nữa trên X770 khi bạn mở máy ra là chiếc màn hình lớn. Thiết kế màn hình trên X770 trông tốt hơn nhiều so với F750 bởi 2 cạnh bên màn hình mỏng hơn và cân xứng. Qua đó, màn hình 17.3" trên X770 trông rất "khổng lồ". Cạnh trên màn hình là cụm camera kép hỗ trợ quay/chụp 3D và bên phải của webcam là cảm biến hồng ngoại.


Tương tự F750, Toshiba cũng trang bị cho X770 hệ thống âm thanh củaHarman/Kardon và một lần nữa, mình lại bị thuyết phục bởi chất lượng âm thanh của máy. Song song với công nghệ Dolby Audio Enhancer, âm thanh trên X770 giàu chi tiết, bass mạnh nhờ vào một loa sub được đặt ở mặt dưới. Mở âm lượng tối đa, âm thanh vẫn không bị bể hay rè và bạn thậm chí còn cảm nhận được độ rung do tiếng bass, rất phấn khích! Tuy nhiên, theo cảm nhận của mình thì âm thanh của X770 hơi kém hơn 1 chút so với F750 mà mình đánh giá lần trước.


X770 vận hành khá mát mẻ và hầu như không có tiếng động nào phát ra khi sử dụng. Nóng nhất là khu vực gần khe tản nhiệt bên trái và ấm ở khu vực chiếu nghỉ tay bên phải, có lẽ là trên ổ cứng.


OS: Windows 7 Home Premium x64.


Tốc độ xử lý của CPU trên X770 không khác F750 tuy nhiên, X770 sử dụng GPU NVIDIA GTX 560M với 1,5 GB VRAM thay vì GT540M 2 GB VRAM trên F750. Đây là GPU quy định để tương thích với kính 3D NVIDIA GeForce Vision. Bên cạnh đó, X770 còn được trang bị đến 2 ổ cứng Seagate ST9500423AS dung lượng 500 GB, tổng dung lượng 1 TB. Đây là lần thứ 2 mình bắt gặp một chiếc laptop chơi game với 2 ổ cứng bởi trước đây, chiếcASUS Lamborghini VX7SX cũng được trang bị 2 ổ với tổng dung lượng 1,5 TB.


Tốc độ xử lý của CPU trên X770 không khác F750 tuy nhiên, X770 sử dụng GPU NVIDIA GTX 560M với 1,5 GB VRAM thay vì GT540M 2 GB VRAM trên F750. Đây là GPU quy định để tương thích với kính 3D NVIDIA GeForce Vision. Bên cạnh đó, X770 còn được trang bị đến 2 ổ cứng Seagate ST9500423AS dung lượng 500 GB, tổng dung lượng 1 TB. Đây là lần thứ 2 mình bắt gặp một chiếc laptop chơi game với 2 ổ cứng bởi trước đây, chiếc ASUS Lamborghini VX7SXcũng được trang bị 2 ổ với tổng dung lượng 1,5 TB.


Dưới đây là kết quả benchmark với một số chương trình chuyên dụng:


Điểm Windows Experience Index, X770 đạt điểm 5,9 (tính theo điểm thấp nhất) và điểm này thuộc về tốc độ truy xuất ổ cứng. Trong khi đó, các điểm còn lại như tốc độ tính toán trên mỗi dây của bộ xử lý đạt 7,4 điểm, điểm bộ nhớ (RAM) 7,6 điểm, điểm hiệu suất hiệu ứng Windows Aero trên Desktop là 7,2 điểm và điểm năng lực đồ họa 3D đạt 7,2 điểm. Nếu so với thang điểm cao nhất là 7,9 điểm do Windows Experience Index đặt ra thì X770 có mức điểm rất cao.


Đánh giá tổng quan bằng PCMark Vantage Pro x64, X770 đạt điểm bình quân là 7640 điểm, so với chiếc F750 mà mình đánh giá lần trước là 8452 điểm. Đúng như mình dự đoán sau khi trải nghiệm chiếc máy này, điểm Music của X770 thấp hơn 1 chút so với F750 và tương tự với điểm HDD. Trong khi đó, các điểm khác lại khá ngang bằng.


Đánh giá năng lực đồ họa bằng loạt các phần mềm 3DMark, điểm 3DMark Vantage của X770 cao hơn nhiều so với F750 với 5216 điểm trong khi F750 là 4392 điểm.


Tương tự, với điểm 3DMark 11 ở chế độ Performance, X770 đạt 1971 điểm trong khi F750 là 1003 điểm.


Ở chế độ Extreme, X770 đạt 648 điểm so với F750 là 307 điểm, X770 cao hơn gấp đôi mặc dù bộ nhớ VRAM của GPU chỉ 1,5 GB.


Ở chế độ Extreme, X770 đạt 648 điểm so với F750 là 307 điểm, X770 cao hơn gấp đôi mặc dù bộ nhớ VRAM của GPU chỉ 1,5 GB.


Cuối cùng là bài kiểm tra CineBench x64, X770 có tốc độ dựng hình 39,45 khung/giây, cao hơn hẳn so với F750 là 24,19 khung/giây. Điểm CPU của 2 máy khá tương đồng với 4,72 điểm.


X770 được trang bị 2 ổ cứng với dung lượng 500 GB. Tốc độ vòng quay của ổ cứng là 7200 vòng/phút và theo hình trên thì 2 ổ đang hoạt động với nhiệt độ 34 - 39 độ C.


Kết quả benchmark ổ cứng với CrystalDisk Mark x64, ổ cứng của X770 có tốc độ đọc 95,81 MB/s và tốc độ ghi 93,76 MB/s. So với ổ cứng của F750 thì kết quả này không chênh lệch nhiều.


Như đã nói ở trên, mình đã chơi thử CoD Modern Warfare 3 trên X770 và dưới đây là một số hình chụp về đồ họa trong game với tùy chỉnh đồ họa tối đa:


[IMG]










Công cụ cho phép bạn theo dõi mức tiêu thụ điện năng của máy giữa chế độ Ballance và Eco. Biểu đồ trên cho thấy: đường màu tím là lúc chưa bật Eco và đường màu xanh sau khi bật Eco.


Ứng dụng cho phép bạn đăng nhập vào máy bằng webcam. Bạn chỉ việc bật ứng dụng này lên, "đăng ký" khuôn mặt và với mỗi lần khởi động máy, bạn chỉ việc nhìn thẳng vào webcam để đăng nhập.


Tiện ích quen thuộc Toshiba Assit cung cấp hàng loạt công cụ để theo dõi tình trạng, bảo trì hệ thống, quản lý kết nối, v.v...


Toshiba Sleep Utility: với cổng USB 3.0, X770 cho phép bạn sạc các thiết bị khác hay dùng loa của máy để phát nhạc từ thiết bị ngoại vi trong khi máy đang tắt.


Toshiba ReelTime, một ứng dụng rất hay của Toshiba cho phép bạn xem lại các tập tin như hình ảnh, văn bản đã mở trong khoảng thời gian theo thiết lập (tối đa 3 ngày).


Toshiba Bulletin Board: một bản ghi chú, quản lý hệ thống với giao diện trực quan.


Toshiba Media Controller: ứng dụng cho phép bạn chia sẻ các nội dung sống qua giao thức luồng từ X770 sang máy khác hoặc màn hình ngoài.


Toshiba Media Controller: ứng dụng cho phép bạn chia sẻ các nội dung sống qua giao thức luồng từ X770 sang máy khác hoặc màn hình ngoài.


Với các công nghệ 3D, X770 cũng được cài sẵn các ứng dụng của NVIDIA để bạn trải nghiệm hình ảnh/phim 3D.

Theo nguồn

Xem thêm bài viết cùng chuyên mục: , , , , , , , , , , , , , , , ,

Ý kiến bạn đọc [ 0 ]


Ý kiến của bạn