Được thiết kế nhằm thay máy tính để bàn,Dell XPS 17 không những là một MTXT chơi game, nó còn là cỗ máy giải trí đa năng với màn hình kích thước 17.3" Full-HD 1080p, hỗ trợ chơi game 3D bằng công nghệ NVIDIA 3D Vision và có thể xuất hình ảnh ra TV 3D qua cổng HDMI. Mặc dù vẻ ngoài của máy không có gì bắt mắt, vỏ bằng nhôm, thiết kế bình thường nhưng bên trong nó bạn sẽ thấy có một con CPU Core i7 bốn nhân, card đồ họa rời 1GB và đặc biệt là hỗ trợ công nghệ 3D Vision của NVIDIA cho phép chuyển đổi các game mà bạn đang chơi thành 3D mà không cần cài thêm bất cứ bản patch hay cập nhật gì cả. Chỉ cần mở game lên là hình ảnh sẽ tự động chuyển sang chế độ 3D.
Được thiết kế nhằm thay máy tính để bàn, Dell XPS 17 không những là một MTXT chơi game, nó còn là cỗ máy giải trí đa năng với màn hình kích thước 17.3" Full-HD 1080p, hỗ trợ chơi game 3D bằng công nghệ NVIDIA 3D Vision và có thể xuất hình ảnh ra TV 3D qua cổng HDMI. Mặc dù vẻ ngoài của máy không có gì bắt mắt, vỏ bằng nhôm, thiết kế bình thường nhưng bên trong nó bạn sẽ thấy có một con CPU Core i7 bốn nhân, card đồ họa rời 1GB và đặc biệt là hỗ trợ công nghệ 3D Vision của NVIDIA cho phép chuyển đổi các game mà bạn đang chơi thành 3D mà không cần cài thêm bất cứ bản patch hay cập nhật gì cả. Chỉ cần mở game lên là hình ảnh sẽ tự động chuyển sang chế độ 3D.
Máy đang được bán tại thị trường Việt Nam với giá khoảng 34,5 triệu đồng.
Không có nhiều cổng kết nối ở hai bên cạnh máy, phần lớn đều được đưa ra hết mặt sau. Như đã nói ở trên, XPS 17 nhắm tới mục đích thay thế máy tính để bàn, việc đưa các cổng kết nối chính ra mặt sau sẽ giúp cho hai bên cạnh máy thêm phần trống trải để bạn đặt những thứ khác như loa ngoài hay tấm lót chuột... Bên cạnh trái lúc này chỉ còn 1 cổng USB 2.0, cạnh phải có 2 cổng audio (trong đó có 1 cổng hỗ trợ S/P DIF) và 1 cổng eSATA dùng để kết nối với ổ cứng hoặc ổ quang gắn ngoài. Ngoài ra, cạnh phải còn có một ổ Blu-ray với khả năng ghi DVD. Ở mặt sau, máy có một cổng Mini DisplayPort, HDMI, cổng LAN, cổng sạc và hai cổng USB 3.0. Máy nặng 3,53 kg (kèm pin 9-cell), dày 38,5 mm và một lần nữa nhắc nhở bạn rằng đây không phải là mẫu máy dành cho người ưa di chuyển.
[IMG]
Từ trái qua: cổng Mini DisplayPort, HDMI, LAN
Từ trái qua: ổ khóa máy, cổng nguồn, 2 cổng USB 3.0
Cạnh trái: USB 2.0, lưới tản nhiệt
Cạnh phải: ổ Blu-ray, 2 cổng 3.5mm, cổng mic, eSATA
[IMG]
Màn hình 17,3" độ phân giải Full-HD 1920x1080 của máy rất trong trẻo, hình ảnh rõ ràng và sắc nét. Tuy nhiên, xét về chất lượng phần cứng thì nó lại hơi "mềm yếu". Thứ nhất, vì màn hình có kích thước lớn nên rất khó để giữ cho màn hình đứng yên mỗi khi bạn hay ai đó đụng vào máy, màn hình sẽ lắc lư đôi chút. Thứ hai là nó khá mềm, đến độ bạn có thể bẻ cong nó đi. Vì vậy trong quá trình sử dụng, bạn không nên để màn hình bị cấn vì nó rất dễ cong vênh theo thời gian.
1 cặp kính 3D chủ động + 1 màn hình 3D Vision-Ready với tần số làm tươi đạt 120Hz + 1 card đồ họa hỗ trợ 3D Vision và sau cùng là máy tính cài Windows Vista hoặc Windows 7. Bất cứ cỗ máy nào đáp ứng được các yêu cầu trên sẽ được dán một logo NVIDIA 3D Vision Ready.
Phía bên dưới, chính giữa màn hình có một cái đèn nhỏ, bên cạnh in chữ 3D và hình một cặp kính. Đây là đèn báo hiệu trạng thái bật/tắt của 3D Vision. Mỗi khi mở bất kỳ game nào lên thì 3D Vision sẽ tự động được kích hoạt và cái đèn này sẽ phát sán, báo hiệu cho bạn biết rằng nó đang hoạt động. Bên cạnh đèn còn có một cổng hồng ngoại dùng để đồng bộ tín hiệu với cặp kính 3D. Khi đang chơi game 3D, bạn có thể tăng giảm chiều sâu của hình ảnh bằng hai tổ hợp phím Ctrl+F3 và Ctrl+F4. Để bật hay tắt chức năng 3D khi chơi game, bạn nhấn Ctrl+T. Tất cả đều được điều khiển ngay bên trong game theo thời gian thực mà không cần phải khởi động lại game. Bạn có thể thay đổi các phím tắt này trong phần cài đặt của NVIDIA (nhấp phải chuột vào icon NVIDIA dưới góc màn hình > NVIDIA Control Panel > Stereoscopic 3D > Set up stereoscopic 3D > Set Keyboard Shortcuts
Màn hình có góc nhìn khá lớn. Khi nhìn từ trên xuống, chất lượng gần như không thay đổi, nhìn từ dưới lên thì phần trên màn hình bị tối, còn khi nhìn từ hai cạnh trái/phải, mức độ chi tiết và rõ ràng của hình ảnh không bị suy chuyển nhưng màu sắc có hiện tượng ngả vàng. Bạn có thể nhìn hình so sánh dưới đây để thấy rõ sự khác biệt.
[IMG]
Bàn phím của máy thuộc dạng chiclet, có đèn nền, các phím không bằng phẳng mà hơi lõm xuống ở chính giữa nên bấm khá êm. Ở góc trên bên phải bàn phím là một cụm 3 phím cảm ứng, có chức năng mở cửa sổWindows Mobility Center, phần mềm hiệu ứng âm thanh (Waves Maxx Audio 3) và một phím cài đặt được, có thể gán cho nó nhiều chức năng khác nhau ví dụ như tắt/mở tiếng, tắt màn hình, mở trình duyệt, mở một website, phần mềm... Lần đầu tiên bấm vào phím này, nó sẽ hiện ra một cửa sổ để bạn gán chức năng cho nó, nếu muốn thay đổi sang chức năng khác thì bạn nhấn và giữ lên nó khoảng vài giây thì cửa sổ lúc nãy sẽ lại hiện ra.
Phía dưới bàn phím là bàn rê kích thước lớn, bề mặt của nó rất mượt và rê rất đã. Bên dưới là hai phím chuột trái/phải tách liền nhau và bấm rất nhẹ, cho cảm giác bấm tốt. Toàn bộ bàn rê và hai phím chuột nằm hơi lõm so với phần kê tay nên giảm được số trường hợp bạn vô tình chạm tay vào bàn rê này khi đang gõ văn bản, tuy nhiên thỉnh thoảng mình cũng hay chạm vào bàn rê này và con trỏ chuột sẽ "nhảy" loạn xạ trên màn hình. Phía trên bàn rê còn có một đèn nhỏ báo hiệu trạng thái bật tắt chức năng rê chuột (dùng phímFn+F3).
Gán chức năng cho phím tắt
Phần mềm Waves Maxx Audio 3
Vì kích thước của máy khá to nên một điều dễ hiểu là phần kê tay của máy cũng rất lớn. Ở hai bên bạn sẽ thấy có hai loa ngoài, mỗi loa công suất 5W. Nhưng không may là chúng lại nằm ngay vị trí kê tay của bạn nên gần như toàn bộ loa trái sẽ bị bàn tay trái che mất, làm ảnh hưởng ít nhiều đến âm lượng cũng như chất lượng của âm thanh.
[IMG]
Loa ngoài của máy thật sự tuyệt vời. Âm lượng to, chất âm trong trẻo và âm Bass rất tốt. Như đã đề cập ở trên, dưới đáy máy có một loa Bass công suất 12 Watt, cho âm trầm to rõ và cực kỳ ấm. Âm Bass của XPS 17 không phải để làm cho có và nó thật sự thay thế được một số hệ thống loa 2.1 phổ thông hiện nay. Kết hợp với 2 loa Trebe 5 Watt và thiết kế gù lên của đáy máy, bạn sẽ có một hệ thống loa tuyệt vời dành cho Laptop.
XPS 17 sử dụng hệ thống loa của JBL, kèm theo đó là phần mềm Waves Maxx Audio 3cho phép bạn tinh chỉnh rất nhiều thiết lập âm thanh cho phù hợp với ý muốn của mình.
Đây có lẽ là phần các bạn mong chờ nhất của bài đánh giá này. Và đương nhiên mình sẽ dùng game để đánh giá sức mạnh của XPS 17. Mình đã thử chơi game ở hai độ phân giải: Full-HD 1920x1080 (độ phân giải chuẩn của màn hình) và 1366x768 (cùng tỷ lệ 16:9) để có tỷ lệ hình ảnh tương đồng nhất. Đúng như dự đoán của mình, mặc dù được trang bị CPU Core i7 bốn nhân tốc độ 2GHz mỗi nhân (có thể Turbo Boost lên 2,9GHz mỗi nhân), card đồ họa rời GeForce GT 550M dung lượng 1GHz, nhưng như thế vẫn chưa đủ để bạn có thể trải nghiệm game ở độ phân giải Full-HD. Số khung hình/giây chỉ dừng lại ở mức 20 khung hình trở xuống và bạn khó có thể chơi thoải mái được. Nhưng khi hạ độ phân giải xuống mức 1366x768, số khung hình tăng lên đáng kể, hầu như đều đạt trên mức 30fps (khung hình/giây) nên từ đây bạn đã có thể bắt đầu chiến đấu cùng máy tính của mình. 30fps được xem là số khung hình chuẩn để bạn có thể chơi game mà không cảm thấy hình ảnh bị giật.
Dưới đây là kết quả do khung hình của một số game:
Một số hình ảnh trong game:
Darkness II
Darkness II
Need for Speed: Hot Pursuit
Need for Speed: Hot Pursuit
[IMG]
Windows 7 chấm cho XPS 17 được 5,9 điểm (điểm thấp nhất của HDD), các thông số còn lại như CPU, card đồ họa, RAM dao động từ 6,8 đến 7,4 điểm. Tốc độc đọc và ghi của ổ cứng lần lượt đạt 90,51MB/s và 89,88MB/s. Tiến hành Benchmark hệ thống thì XPS 17 đạt được các kết quả như sau:
Ý kiến bạn đọc [ 0 ]
Ý kiến của bạn