Kiểm chứng sức mạnh render bằng GPU (Phần 1)
Thứ Tư, 22 tháng 12, 2010
Chắc bạn đã nghe nói nhiều về chương trình render có tên là V-Ray®, nếu bạn sử dụng V-ray, chắc hẳn bạn cũng thấy tốc độ render của nó khá nhanh. Ngoài 3ds Max, còn có phiên bản V-Ray RT dành cho Maya, phiên bản này được tích hợp thêm hệ thống Phoenix và Pdplayer chuyên dành để xử lý các scene diễn hoạt. Đến lúc này thì V-Ray gặp phải vấn đề về hiệu năng, với phương pháp render sử dụng sức mạnh của CPU như các engine truyền thống thì nó không đủ nhanh và mạnh trong các scene phức tạp hiện nay nữa...
Trong hoàn cảnh đó, các giải pháp V-Ray sử dụng GPU trong tác vụ render đã ra đời, tận dụng tối đa sức mạnh của GPU – đặc biệt là các GPU hỗ trợ CUDA và kiến trúc Fermi của NVIDIA – nhằm tăng tốc độ xử lý các bản render nhanh hơn từ 10 đến 20 lần so với render bằng CPU.Trong bài viết này, chúng ta không bàn đến tốc độ render bằng GPU mà chỉ đề cập đến vấn đề hiệu năng và chất lượng của các bản render bằng GPU với V-Ray RT của hãng Chaos Group. Sở dĩ không bàn đến tốc độ render vì đây chỉ là bản thử nghiệm và các scene thử nghiệm của chúng tôi chỉ ở dạng đơn chứ không phải là các chuỗi scene phức tạp để kiểm chứng tốc độ xử lý của GPU.
Sau đây là một vài thử nghiệm với V-Ray RT chạy trên phần mềm 3ds Max 2011 với một render server GPU/OpenCL. Xin lưu ý rằng, đây chỉ là một vài kết quả thực nghiệm, không phải là kết quả cuối cùng.
Phần cứng
- Máy tính: HP Pavilion Elite e9180f workstation
- CPU: Một chip Intel Core i7-920 (4 lõi thực, 8 lõi logical) chạy ở xung nhịp 2.67 GHz và sử dụng 9 GB RAM
- GPU: Một card đồ họa nVidia GeForce GTX 480 với dung lượng bộ nhớ đồ họa 1.5 GB VRAM, có bật OpenCL trong quá trình render
Tương tác
Không hiển thị ở trong bài này nhưng cũng đáng để đề cập tới: V-Ray RT chạy với sự hỗ trợ của GPU với các điều chỉnh tương tác scene tương tự như phiên bản hỗ trợ CPU của Vray, bao gồm các chuyển động của camera, chuyển động/biến dạng của hình học, các điều chỉnh về ánh sáng và chất liệu, cùng nhiều thứ khác…
Scene thử nghiệm
Các scene thử nghiệm này được lấy từ bộ sưu tập Evermotion, ArchInteriors vol. 9; các scene Sponza Atrium và Sibenik Cathedral là của Marko Dabrovic. Các scene này được cố tình chọn để đại diện cho các điều kiện ánh sáng phức tạp. Các nguồn sáng trong lần thử nghiệm này là VRaySun và VRaySky; các hiệu ứng chất liệu gồm các áp vân, glossy reflections, refractions và bump mapping.
Thời gian render
Trong mỗi trường hợp, các phiên bản CPU/GPU đều có thời gian thực hiện render xấp xỉ bằng nhau. Bao gồm cả thời gian chuẩn bị để chuyển scene tới ứng dụng render server.
Nguồn : http://www.cgnewspaper.com
Ý kiến bạn đọc [ 0 ]
Ý kiến của bạn