Lần đầu được giới thiệu vào tháng Một năm 1983, đây là sản phẩm máy tính đầu tiên của Apple xuất hiện trong gia đình bình thường. Apple IIe chỉ có 64KB RAM mà thôi. IIe là một trong những sản phẩm có thời gian "sống" lâu đời nhất và thiết kế của nó chỉ thay đổi rất ít trước khi Apple dừng sản xuất vào cuối năm 1993.
Macintosh là máy tính có giao diện người dùng đồ họa đầu tiên trên thế giới. Người dùng chỉ cần nhấn vào một đối tượng nào đó và nó lại mở ra những thứ khác. Vào thời điểm đó, đây là một bước nhảy vọt của công nghệ khi có thể đem máy tính cá nhân gần hơn với mọi người. Macintosh là nền tảng cho mọi hệ điều hành hiện đại ngày nay như Windows, Linux và ngay cả những hệ điều hành di động. Chiếc Macintosh cũng là chiếc máy tính tất cả trong một (All-in-One) đầu tiên xuất hiện. Macintosh có tốc độ rất nhanh so với những chiếc máy cùng thời.
LaserWriter không chỉ là một chiếc máy in bình thường mà chính nó đả mở ra một chặng đường mới cho việc xuất bản bằng máy tính để bàn. Độ phân giải của LaserWriter là 300dpi và có tốc độ in 8 trang trong một phút. Nó hoạt động với phần mềm PageMaker của Apple và là thiết bị đầu tiên sử dụng quá trình dịch ảnh của Adobe PostScript. Vào thời điểm ra mắt, LaserWriter có giá 6.995 USD.
Một năm sau khi LaserWriter ra đời,Steve Jobs giới thiệu chiếc iMac đầu tiên, thể hiện xu hướng mới của Apple là tập trung vào kiểu dáng. iMac là một chiếc máy nổi bật trong những năm 90 vì mang một kiểu dáng độc đáo. Những năm sau đó, iMac luôn là chiếc máy tính tiên phong trong việc đổi mới công nghệ, chẳng hạn như là chiếc máy tính cá nhân đầu tiên trang bị cổng USB, là chiếc máy đầu tiên loại bỏ ổ đĩa mềm. Những chiếc Mac xuất hiện sau này đều lấy cảm hứng từ một phần thiết kế của chiếc iMac những năm 90.
Final Cut Pro là một bước đi lớn của Apple trong việc biên tập phim phi tuyến tính không chỉ vì những tính năng của nó mà còn bởi khả năng truy cập. Những nhà làm phim đòi hỏi sự chính xác cao có thể mua Final Cut Pro cùng một hệ thống mạnh mẽ của Apple với giá rẻ hơn rất nhiều so với hệ thống Avid (một hệ thống làm phim phi tuyến tính khác). Cho đến nay, Final Cut Pro vẫn tiếp tục được Apple phát triển và gặt hái nhiều thành công. "No Country for Old Men", "The Social Network" chỉ là hai trong rất nhiều bộ phim và show truyền hình được biên tập với Final Cut Pro.
Khi G4 ra mắt (và nhiều năm sau đó), chính phủ Hoa Kì cấm hoàn toàn việc mang nó ra khỏi đất nước bởi vì G4 được liệt vào danh sách những siêu máy tính. Có thể nói, G4 đã mở ra kỉ nguyên mà siêu máy tính có thể được mua bởi người tiêu dùng chứ không chỉ là những công ty lớn hay nhà nước. Những nhạc sĩ, nhiếp ảnh gia, chuyên viên chỉnh sửa hình/phim có thể làm việc tại nhà và không phải phí hàng nghìn giờ chờ đợi một thứ gì đó được dựng ra từ máy tính. Tuy nhiên chiếc máy này chỉ nhắm đến đối tượng là những người làm nghệ thuật là chủ yếu.
Tất cả những tính năng mạnh mẽ của Power Mac G4 đều hội tụ vào chiếc máy tính xách tay này. Nó có biệt danh là TiBooks bởi vì lớp vỏ làm bằng titan. Không chỉ dùng nhu mục đích di động, chiếc máy này có thể thay thế hoàn toàn máy tính để bàn. Trước chiếc PowerBook, nhà sản xuất phải hi sinh tốc độ để đổi lấy sự gọn nhẹ. PowerBook G4 cũng là nền tảng cho những chiếc Macbook Pro sau này.
Trong khoảng thời gian Steve Jobs rời bỏ Apple, ông đã lập nên công ty NeXT. Ban đầu, NeXT kinh doanh máy tính, sau đó chuyển sang phần mềm và cuối cùng được Apple mua lại. Hệ điều hành của NeXT, OPENSTEP, cuối cùng đã trở thành OSX. OSX chính là một trong những nhân tố đã hồi sinh Apple. Mỗi phiên bản của hệ điều hành này được đặt tên theo một loài vật thuộc họ mèo, bắt đầu với Cheetah (báo đốm) và hiện nay là Lion (sư tử).
Cũng vào năm 2001, chiếc iPod đầu tiên ra đời, mở đầu cho kỉ nguyên nghe nhạc số di động. Trước khi iPod xuất hiện, định dạng nhạc số MP3 đã xuất hiện, thiết bị chơi nhạc cá nhân cũng có. Tuy nhiên việc kết hợp cả hai thứ này lại hoàn toàn xa lạ với người tiêu dùng cho đến khi có iPod. Có thể nói iPod đã đem lại những trải nghiệm nghe nhạc hiện đại cho người dùng hiện đại. iPod đã mang lại một lợi nhuận lớn cho Apple và nếu không có iPod, một Apple như chúng ta biết ngày hôm nay có thể đã không tồn tại.
Năm 2007, Steve Jobs giới thiệu chiếc iPhone. Lúc bấy giờ, nhiều người cho rằng iPhone sẽ mang lại cho Apple một thất bại cay đắng do tính cạnh tranh khốc liệt của thị trường điện thoại di động khi ấy. Những nhận định đó đã hoàn toàn sai khi mà theo sau iPhone đã xuất hiện ngày càng nhiều chiếc điện thoại màn hình cảm ứng, kiểu dáng sang trọng. Gian hàng ứng dụng trực tuyến App Store đã biến chiếc iPhone thành một thiết bị giải trí và làm việc cá nhân cực kì hiệu quả.
Ý kiến bạn đọc [ 0 ]
Ý kiến của bạn