10 sản phẩm dở tệ nhất làng 2-Tek năm vừa qua

Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2011


1. Dock Laptop của Motorola AtrixTrong khi Motorola Atrix khá ổn thì Dock Laptop chỉ khiến bạn phí tiền. Giá bán lên tới 500 USD (khoảng 10 triệu đồng) song model chỉ hoạt động khi có Atrix trên khe cắm, chưa kể đến phiên bản Firefox cũ mèm không thể cập nhật ứng dụng… Ấy thế mà nhà sản xuất còn định áp dụng mô hình trên cho Droid Bionic và Droid Razr nữa í!


2. Smartphone xanh của SamsungCũng sở hữu hệ điều hành Android thời thượng, tuy nhiên màn hình nhỏ và bàn phím kém chất lượng đã khiến Samsung Replenish trở thành nỗi thất vọng toàn tập. Mặc dù đại gia Hàn Quốc khoe rằng lớp vỏ của máy làm bằng nguyên liệu tái chế, nhưng khách hàng chỉ coi đấy như chiêu bài tiếp thị, bởi thực sự "bộ cánh" nhựa rẻ tiền không đáp ứng được nhu cầu.


3. Toshiba ThriveDòng máy tính bảng 10 inch chứng tỏ nỗ lực lớn của Toshiba khi muốn khách hàng được tận hưởng mọi công nghệ giao tiếp tối ưu (như cổng USB, HDMI, SD card…) trên nền tảng Android Honeycomb. Đáng tiếc, định hướng trên khiến máy thêm cồng kềnh, dày, nặng và hình dáng khá thô. Cuối cùng, Toshiba Thrive đã trở thành thất bại lớn trong năm 2011.


4. HTC JetstreamXét trên khía cạnh phần cứng, sản phẩm này tương đối ấn tượng, cộng thêm hàng loạt thay đổi tiện lợi giúp bạn sử dụng Honeycomb dễ dàng hơn. Tuy nhiên, mức giá lên tới 700 USD (khoảng 14 triệu đồng) đã khiến người dùng chùn tay, thậm chí chuyển sang mua iPad 2 cho rồi.


5. Google ChromebooksTính đến thời điểm này, phải khẳng định ngay rằng Chromebooks chính là một nỗi thất vọng lớn. Ý tưởng giản tiện phần cứng và chuyển khả năng xử lý lên “đám mây” vẫn chưa thật sự thích hợp vào thời điểm này. Đồng thời, khoản chi phí 500 USD (~10 triệu đồng) giống như rào cản lớn với khách hàng muốn tiếp cận sản phẩm.


6. Sony Ericsson Xperia Play “PlayStation Phone” nằm trong số những chú dế được săn đón nhất năm qua, trải qua vô vàn pha “lộ hàng” và lời đồn đại trước ngày lên kệ. Thế nhưng, kích thước quá khổ, trải nghiệm giải trí nghèo nàn đã khiến Xperia Play nhanh chóng chìm vào quên lãng.


Thiết bị đầu tiên chạy WebOS 3.0 tại Mỹ trở thành nỗ lực cuối cùng của HP trong mảng smartphone. Chú dế có điểm yếu rõ ràng là kích thước quá nhỏ, khiến khách hàng cảm giác như không thể làm được điều gì trên đó, trái ngược với suy nghĩ nhỏ gọn “dễ thương” của HP. Cùng với máy tính bảng TouchPad, Veer được xem như dấu chấm hết cho hệ điều hành WebOS.


8. Kyocera EchoSở hữu 2 màn hình cảm ứng khác nhau và khả năng làm việc kết hợp giữa máy tính bảng và smartphone, không thể phủ nhận ý tưởng độc đáo mà Kyocera Echo thể hiện. Thật đáng buồn, thời lượng pin quá ngắn nên hệ thống không được người dùng đón nhận, bất kể hãng sản xuất hứa tặng thêm 1 pin miễn phí đi kèm.


9. Smartphone dùng BlackBerry 7 OS2011 tiếp tục là một năm đáng quên với RIM, khi Apple và Android đang vượt qua lên quá xa. Cụ thể, hệ điều hành BlackBerry 7 và những thiết bị đời mới vẫn chẳng có gì nổi bật. Đặc biệt, nền tảng BlackBerry 7 dường như chỉ khác cái tên so với BlackBerry 6, bởi nó chẳng mang tới điều gì thực sự giá trị. Thậm chí, những dòng máy chạy BlackBerry 7 còn không có khả năng nâng cấp lên BlackBerry 10 nữa chứ.


10. BlackBerry PlayBookSau hơn 8 tháng ra mắt, PlayBook được ví như trò cười khi không thể gửi email và sở hữu các ứng dụng dở tệ. Nghe đâu, phải vài tháng nữa mới có bản cập nhật để khắc phục những thiếu sót hiện tại. Tuy vậy, giới chuyên gia khuyên người dùng nên mua iPad hoặc máy tính bảng Android cho khỏi mất công.

Theo nguồn

Xem thêm bài viết cùng chuyên mục: , , , , , , , , , , , , , , , ,

Ý kiến bạn đọc [ 0 ]


Ý kiến của bạn