Việc biến những chiếc xe BMW thành các tác phẩm nghệ thuật được bắt đầu từ năm 1975, khi tay đua người Pháp Hervé Poulain đề nghị người bạn họa sỹ người Mỹ Alexander Calder vẽ chiếc xe sẽ xuất hiện tại cuộc đua Le Mans năm đó.
Khi trở thành toan vẽ cho người họa sỹ, những chiếc xe nghệ thuật không chỉ thể hiện sức mạnh, tốc độ mà còn mang cả những cảm xúc, văn hóa và tính lịch sử của đất nước sinh ra người nghệ sỹ. Mỗi chiếc xe là một tác phẩm nghệ thuật, cần được chiêm ngưỡng ở cả cự li gần để chúng ta thực sự trân trọng nó, chứ không chỉ từ khoảng cách các khán đài xuống đường đua.
Image
Chiếc BMW 3.0 CSL được vẽ bởi Alexander Calder năm 1975. Đây là chiếc xe nghệ thuật đầu tiên, được Hervé Poulain lái 24 tiếng tại Le Mans. Nó về vị trí thứ 44 và không hoàn thành cuộc đua. Đây là một trong những tác phẩm cuối cùng của Calder. Ông mất năm 1976.
Chiếc BMW 3.0 CSL được vẽ bởi Alexander Calder năm 1975. Đây là chiếc xe nghệ thuật đầu tiên, được Hervé Poulain lái 24 tiếng tại Le Mans. Nó về vị trí thứ 44 và không hoàn thành cuộc đua. Đây là một trong những tác phẩm cuối cùng của Calder. Ông mất năm 1976.
Image
Năm 1976, chiếc BMW 3.0 CSL này được vẽ bởi Frank Stella. Nó cũng xuất hiện tại Le Mans và cũng không về đích.
Năm 1976, chiếc BMW 3.0 CSL này được vẽ bởi Frank Stella. Nó cũng xuất hiện tại Le Mans và cũng không về đích.
Image
BMW 320i Turbo được vẽ bởi Roy Lichtenstein năm 1977. Đây cũng là một chiếc xe tham gia Le Mans. May mắn là Hervé Poulain đã lấy lại được phong độ để cùng chiếc xe này về vị trí thứ 9 chung cuộc, thứ nhì trong các xe cùng hạng.
BMW 320i Turbo được vẽ bởi Roy Lichtenstein năm 1977. Đây cũng là một chiếc xe tham gia Le Mans. May mắn là Hervé Poulain đã lấy lại được phong độ để cùng chiếc xe này về vị trí thứ 9 chung cuộc, thứ nhì trong các xe cùng hạng.
Image
Họa sỹ lừng danh Andy Warhol vẽ chiếc BMW M1 này năm 1979. Nó trở thành chiếc xe được biết đến nhiều nhất trong trong số các xe nghệ thuật của BMW. Nghệ sỹ khai sinh ra dòng pop-art đã vảy các mảng sơn màu lên xe, khiến nó như đang chạy rất nhanh dù đang đứng im. Đây là chiếc xe nghệ thuật BMW đoạt vị trí chung cuộc cao nhất (thứ 6) tại Le Mans.
Họa sỹ lừng danh Andy Warhol vẽ chiếc BMW M1 này năm 1979. Nó trở thành chiếc xe được biết đến nhiều nhất trong trong số các xe nghệ thuật của BMW. Nghệ sỹ khai sinh ra dòng pop-art đã vảy các mảng sơn màu lên xe, khiến nó như đang chạy rất nhanh dù đang đứng im. Đây là chiếc xe nghệ thuật BMW đoạt vị trí chung cuộc cao nhất (thứ 6) tại Le Mans.
Image
Frank Stella vẽ chiếc BMW M1 Procar này năm 1979, đây là chiếc xe nghệ thuật duy nhất được tạo ra cho một cá nhân. Stella giữ màu sơn nguyên bản và chỉ thêm các đường kẻ đan chéo. Gần đây, nó được bán với mức giá cao ngất ngưởng 17,8 tỷ đồng (854.000 USD) cho Jonathan Sobel, một chủ đại lý BMW ở Long Island.
Frank Stella vẽ chiếc BMW M1 Procar này năm 1979, đây là chiếc xe nghệ thuật duy nhất được tạo ra cho một cá nhân. Stella giữ màu sơn nguyên bản và chỉ thêm các đường kẻ đan chéo. Gần đây, nó được bán với mức giá cao ngất ngưởng 17,8 tỷ đồng (854.000 USD) cho Jonathan Sobel, một chủ đại lý BMW ở Long Island.
Image
Năm 1982, một chiếc BMW 635CSi được vẽ bởi Ernst Fuchs với các khoảng màu khiến nó như đang lướt trên đường, đồng thời màu của ngọn lửa tạo sự tương phản mạnh với màu nền sẫm của xe. Đây là chiếc xe nghệ thuật đầu tiên không phải xe đua.
Năm 1982, một chiếc BMW 635CSi được vẽ bởi Ernst Fuchs với các khoảng màu khiến nó như đang lướt trên đường, đồng thời màu của ngọn lửa tạo sự tương phản mạnh với màu nền sẫm của xe. Đây là chiếc xe nghệ thuật đầu tiên không phải xe đua.
Image
Một chiếc BMW 635CSi khác được họa sỹ Robert Rauschenberg "vẽ" năm 1986. Không như các chiếc xe nghệ thuật trước đó, chiếc 635 này được Rauschenberg trang trí bằng cách in ảnh phim lên thân xe. Trong số các hình ảnh sử dụng có thể thấy cả các tác phẩm hội họa kinh điển.
Một chiếc BMW 635CSi khác được họa sỹ Robert Rauschenberg "vẽ" năm 1986. Không như các chiếc xe nghệ thuật trước đó, chiếc 635 này được Rauschenberg trang trí bằng cách in ảnh phim lên thân xe. Trong số các hình ảnh sử dụng có thể thấy cả các tác phẩm hội họa kinh điển.
Image
Năm 1989, họa sỹ người Australia Ken Done đã sơn chiếc BMW M3 Group A này với cảm hứng màu sắc rực rỡ, sống động từ thiên nhiên hoang dã nơi lục địa quê nhà. Khi ngắm nó, người ta cũng có cảm giác như chiếc xe đang lao nhanh qua những cánh rừng.
Năm 1989, họa sỹ người Australia Ken Done đã sơn chiếc BMW M3 Group A này với cảm hứng màu sắc rực rỡ, sống động từ thiên nhiên hoang dã nơi lục địa quê nhà. Khi ngắm nó, người ta cũng có cảm giác như chiếc xe đang lao nhanh qua những cánh rừng.
Image
Cùng năm 1989, một họa sỹ người Australia khác là Michael Jagamarra Nelson đã vẽ một chiếc BMW M3. Không sử dụng các mô-típ hiện đại, Nelson đã sử dụng tông màu dịu và những họa tiết truyền thống của Australia để thể hiện nguồn gốc thổ dân của bản thân họa sỹ.
Cùng năm 1989, một họa sỹ người Australia khác là Michael Jagamarra Nelson đã vẽ một chiếc BMW M3. Không sử dụng các mô-típ hiện đại, Nelson đã sử dụng tông màu dịu và những họa tiết truyền thống của Australia để thể hiện nguồn gốc thổ dân của bản thân họa sỹ.
Image
Năm 1990, nghệ sỹ Nhật Bản Matazo Kayama lại hoàn thành chiếc BMW 535i này theo trường phải nghệ thuật tranh ghép với rất nhiều công sức. Kayama đã tỉ mỉ gắn những miếng vàng, bạc và nhôm bé xíu, ghép lại thành bức tranh nổi mang hình những hòn đảo của đất nước Nhật Bản giữa đại dương. Không cần lời giải thích nào, bản thân chiếc xe đã là một tuyệt tác độc đáo.
Năm 1990, nghệ sỹ Nhật Bản Matazo Kayama lại hoàn thành chiếc BMW 535i này theo trường phải nghệ thuật tranh ghép với rất nhiều công sức. Kayama đã tỉ mỉ gắn những miếng vàng, bạc và nhôm bé xíu, ghép lại thành bức tranh nổi mang hình những hòn đảo của đất nước Nhật Bản giữa đại dương. Không cần lời giải thích nào, bản thân chiếc xe đã là một tuyệt tác độc đáo.
Image
Cùng năm đó, một chiếc BMW 730i đã được họa sỹ Cesar Manrique vẽ với những mảng màu xen kẽ, cắt nhau bởi những đường cong mềm mại chạy suốt thân xe, tạo hiệu ứng chuyển động.
Cùng năm đó, một chiếc BMW 730i đã được họa sỹ Cesar Manrique vẽ với những mảng màu xen kẽ, cắt nhau bởi những đường cong mềm mại chạy suốt thân xe, tạo hiệu ứng chuyển động.
Image
Năm 1991, A.R. Penck đã tô điểm cho chiếc roadster BMW Z1 này với các họa tiết trên hang đá thời cổ đại.
Năm 1991, A.R. Penck đã tô điểm cho chiếc roadster BMW Z1 này với các họa tiết trên hang đá thời cổ đại.
Image
Esther Mahlangu là họa sỹ châu Phi đầu tiên, đồng thời cũng là nghệ sỹ nữ đầu tiên tham gia thể hiện nghệ thuật trên những chiếc BMW. Bà đã vẽ những họa tiết truyền thống Ndebele trên chiếc 525i năm 1991.
Esther Mahlangu là họa sỹ châu Phi đầu tiên, đồng thời cũng là nghệ sỹ nữ đầu tiên tham gia thể hiện nghệ thuật trên những chiếc BMW. Bà đã vẽ những họa tiết truyền thống Ndebele trên chiếc 525i năm 1991.
Image
Chiếc BMW M3 GTR này được Sandro Chia hoàn thành năm 1992. Họa sỹ cảm thấy chiếc xe như nài nỉ được vẽ, ông bắt đầu bằng một khuôn mặt rồi cứ thế vẽ các khuôn mặt khác, cho đến khi chiếc xe được phủ kín.
Chiếc BMW M3 GTR này được Sandro Chia hoàn thành năm 1992. Họa sỹ cảm thấy chiếc xe như nài nỉ được vẽ, ông bắt đầu bằng một khuôn mặt rồi cứ thế vẽ các khuôn mặt khác, cho đến khi chiếc xe được phủ kín.
Image
David Hockney vẽ lại những hình ảnh tưởng tượng bên trong chiếc xe BMW 850CSi (năm 1995).
David Hockney vẽ lại những hình ảnh tưởng tượng bên trong chiếc xe BMW 850CSi (năm 1995).
Image
Năm 1999, nghệ sỹ Jenny Holzer thể hiện tác phẩm nghệ thuật ý niệm của mình trên chiếc BMW V12 LMR bằng những miếng kim loại mạ crôm gắn ngoài vỏ xe xếp thành các thông điệp. Trong giải Le Mans năm đó, chiếc xe nghệ thuật này cũng xuất hiện nhưng không tham gia đua. Một chiếc V12 LMR khác tham gia và thắng giải.
Năm 1999, nghệ sỹ Jenny Holzer thể hiện tác phẩm nghệ thuật ý niệm của mình trên chiếc BMW V12 LMR bằng những miếng kim loại mạ crôm gắn ngoài vỏ xe xếp thành các thông điệp. Trong giải Le Mans năm đó, chiếc xe nghệ thuật này cũng xuất hiện nhưng không tham gia đua. Một chiếc V12 LMR khác tham gia và thắng giải.
Một chiếc BMW H2R được Olafur Eliasson biến thành một tác phẩm sắp đặt thử nghiệm kì lạ. Thay vì vẽ, nghệ sỹ Eliasson tháo thân xe và thay vào bằng một "chiếc mai rùa" được làm từ băng đá, lưới thép và thép bóng. Chiếc xe sau khi được "chăm sóc" thì chỉ còn thích hợp với việc triển lãm cho công chúng ngắm nghía.
Một chiếc BMW H2R được Olafur Eliasson biến thành một tác phẩm sắp đặt thử nghiệm kì lạ. Thay vì vẽ, nghệ sỹ Eliasson tháo thân xe và thay vào bằng một "chiếc mai rùa" được làm từ băng đá, lưới thép và thép bóng. Chiếc xe sau khi được "chăm sóc" thì chỉ còn thích hợp với việc triển lãm cho công chúng ngắm nghía.
Image
Đến năm 2009, một lần nữa công chúng lại phải ngạc nhiên khi chiếc xe nghệ thuật BMW Z4 được Robin Rhode sử dụng làm "cọ vẽ". Nghệ sỹ đã cho xe chạy qua những vũng sơn màu khác nhau rồi cho chạy đi chạy lại trên toan vẽ lớn. Chính xác là Rhode đã tạo ra 2 tác phẩm vì sơn vẫn còn dính lại trên lốp và thân xe.
Đến năm 2009, một lần nữa công chúng lại phải ngạc nhiên khi chiếc xe nghệ thuật BMW Z4 được Robin Rhode sử dụng làm "cọ vẽ". Nghệ sỹ đã cho xe chạy qua những vũng sơn màu khác nhau rồi cho chạy đi chạy lại trên toan vẽ lớn. Chính xác là Rhode đã tạo ra 2 tác phẩm vì sơn vẫn còn dính lại trên lốp và thân xe.
Image
Năm 2010, họa sỹ Jeff Koons sáng tạo một cách thực tế hơn khi dán đề can màu bên ngoài chiếc BMW M3 GT2, chiếc xe đã tham gia 4 giờ đua ở giải Le Mans năm đó.
Ý kiến bạn đọc [ 0 ]
Ý kiến của bạn