Những bí quyết vươn tới đỉnh cao của Apple

Thứ Hai, 20 tháng 2, 2012


Điều này nghe có vẻ là chuyện đương nhiên, nhưng thực tế không phải lúc nào cũng làm được như vậy. Đặc biệt là khi công ty của bạn đang trong thời kỳ thay đổi. Khi Apple bắt đầu nghiên cứu điện thoại iPhone, hãng đã đưa tất cả những người giỏi nhất tham gia vào dự án này. Theo đó, những nhân sự tài năng nhất từ các bộ phận được rút về làm trong mảng iPhone, bao gồm cả các kỹ sư thuộc khu vực máy tính Mac. Kết quả là hệ điều hành Mac bị trì hoãn vì thiếu hụt nhân sự.


Ở Apple, bí mật không chỉ đơn giản là không tiết lộ cho giới truyền thông về những việc bạn đang làm, mà còn bao hàm cả ý nghĩa là không nói với cả các đồng nghiệp khác. Yêu cầu giữ bí mật tuyệt đối như vậy cũng có một số ích lợi, như ngăn chặn việc rò rỉ những thông tin về các sản phẩm mới nhất đang được phát triển ra bên ngoài và tới tai những đối thủ, đồng thời cũng giúp cho nhân viên tập trung hơn vào công việc của họ thay vì ngó nghiêng những chuyện không phải của mình.


Cuốn sách của Lashinsky viết rằng, tại Apple có một căn phòng dành riêng cho việc thiết kế và lắp ráp các vỏ hộp mới cho những sản phẩm của hãng. Apple mong muốn người tiêu dùng sẽ vỡ òa sung sướng ngay phút đầu tiên cầm chiếc điện thoại iPhone trên tay. Việc chú ý tới từng chi tiết nhỏ nhất đã mang tới sự khác biệt lớn giữa Apple và các đối thủ cạnh tranh. Thành công luôn bắt đầu từ những thứ nhỏ nhất. Quả đúng như vậy, Apple đã khiến chân lý trở thành sự thực.


Apple đã sản xuất ra chiếc máy tính Mac đầu tiên bởi vì "chúng tôi thực sự muốn có một thứ như vậy", Steve Jobs từng nói trong những năm đầu của thập niên 1980. Điều đó cũng đã xảy ra với điện thoại iPhone và máy tính bảng iPad trong những năm 2000. Ban đầu, lãnh đạo của Apple tỏ ra ghét bỏ việc sử dụng những chiếc smartphone không hấp dẫn và họ muốn làm ra một sản phẩm tốt hơn và Apple đã làm ra những sản phẩm như họ suy nghĩ là tốt hơn những cái khác trên thị trường.


Tuy nhiên cần lưu ý rằng, đôi khi bạn nghĩ bạn có thể làm ra thứ tốt hơn, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn sẽ làm được như vậy. Chẳng hạn như Google, họ nghĩ họ có thể làm cho mọi thứ trở nên tốt hơn, nhưng tới cuối cùng, hầu hết mọi thứ của họ đều không có nhiều điểm nhấn. Một trong những điểm mạnh của Apple là bạn có thể bố trí tất cả mọi thứ trong cùng một bảng. Dù ngày càng nhiều thứ hơn được đặt trên chiếc bảng ấy nhưng nó vẫn chỉ nằm trong một thiết bị mà thôi.


Một điểm mấu chốt nữa có thể tìm được trong cuốn sách của Lashinsky là: Apple không chỉ tập trung vào các nhóm, mà còn rất quan tâm tới những gì họ đang làm. Nhờ đó, Apple có thể ra được những quyết định về các bước đi tiếp theo. Chẳng hạn, hôm qua Tim Cook nói rằng, những người dùng Apple TV tỏ ra rất yêu thích sản phẩm này. Và ông nói thêm rằng, Apple đang cố gắng đưa nó trở thành một sản phẩm dẫn đầu trên thị trường, bởi vì mọi người thích nó, đơn giản như vậy đấy.


Việc lãi lỗ của doanh nghiệp là điều rất quan trọng, nhưng chỉ nên có một vài người quan tâm tới điều đó, còn những người khác thì lo công việc của mình. Tại Apple, giám đốc tài chính là người duy nhất "sở hữu" các báo cáo lãi lỗ. Một người khác cũng quan tâm tới các báo cáo này là Giám đốc điều hành hãng, trước đây là Steve Jobs và giờ là Tim Cook. Ở các công ty khác, doanh thu là vấn đề rất lớn, nhưng ở Apple, Steve Jobs đã giới hạn nó ở một số người, còn các nhân viên khác chỉ cần tập trung vào việc làm ra những sản phẩm tốt nhất. Họ không cần phải lo lắng về chi phí.


"Cá nhân chịu trách nhiệm trực tiếp" là một cụm từ rất quan trọng với Apple. Điều đó có nghĩa là, với mọi sản phẩm hay tính năng, sẽ có một ai đó phải chịu trách nhiệm cho sự thành công hay thất bại của nó. Apple không có khái niệm "trách nhiệm tập thể". Như Steve Jobs từng nói, ở Apple, bạn có thể tìm ra được chính xác ai phải chịu trách nhiệm về cái gì". Ở Apple cũng không có chỗ cho sự bào chữa. Nếu bạn là trưởng nhóm, bạn phải làm thật tốt công việc của mình.


Mike Janes, một người từng làm việc cho Apple, đã dẫn lại lời của Steve Jobs như sau: "Đội A sẽ thuê cầu thủ A, và đội B có thể thuê các cầu thủ C, nhưng chúng ta sẽ chỉ thuê cầu thủ A mà thôi".


Apple không cho phép nhân viên của họ lơ là công việc của hãng. Tim Cook là người duy nhất trong công ty được phép kiêm nhiệm vai trò lãnh đạo một công ty khác (Nike). Khi Andy Miller, người từng phụ trách nhóm iAds hỏi Jobs rằng liệu anh ta có thể đảm đương vai trò lãnh đạo ở một công ty khác hay không. Jobs đã ngay lập tức từ chối. Giữ chân nhân sự và ép họ phải tập trung, có thể bị coi là "hẹp hòi và thiển cận", nhưng với Apple, đó là một phép cân bằng tinh tế.


Apple luôn cố gắng giới hạn số nhân viên làm việc trong mỗi dự án lớn dưới 100 người. Kể từ khi ra mắt chiếc máy tính Mac, Jobs vẫn luôn muốn duy trì số lượng nhân viên ở khoảng đó. Đó là một cách để giữ cho các nhóm dự án luôn tập trung và có tổ chức.


Ở hầu hết các doanh nghiệp, nhân sự nào làm tốt việc của họ sẽ được xem xét cất nhắc để nâng chức và đồng thời tăng thêm gánh nặng trách nhiệm cho họ. Theo Lashinsky, Apple sẽ tăng lương cho người làm tốt nhưng cố gắng duy trì họ làm việc ở những vị trí mà họ thành công nhất. Lấy ví dụ, bạn là một nhà thiết kế giỏi nhưng không có nghĩa rằng bạn sẽ là một nhà quản lý bộ môn thiết kế tài ba. Mặc dù ở công ty khác, bạn sẽ được thăng lên chức quản lý, nhưng ở Apple, bạn vẫn làm việc đó và được trả lương cao hơn.


Bộ phận phụ trách quan hệ công chúng của Apple rất nổi tiếng. Họ rất ít khi trả lời báo chí. Họ cũng rất ít sử dụng quyền cho phép của mình để đưa ra những lời bình luận. Trong những trường hợp bắt buộc, họ thường sử dụng những cụm từ giống nhau hết lần này tới lần khác. Và những câu đó thường đơn giản và rõ ràng để báo chí cũng như người tiêu dùng có thể hiểu được dễ dàng.


Hầu hết các công ty thường bắt đầu với ý tưởng về sản phẩm, kế hoạch marketing và xong xuôi mọi thứ mới tính tới thiết kế sản phẩm. Apple thì ngược lại. Các chuyên gia thiết kế là những người cầm cân nảy mực. Họ sẽ xác định những gì cần có cho một sản phẩm và sau đó Apple đưa ra những chi tiết còn lại.


Đó là bí quyết quan trọng nhất ở Apple. Việc sáng tạo ra các sản phẩm cũng như những trải nghiệm với nó đều phải hướng tới người dùng, mong muốn người dùng yêu thích sản phẩm. Nếu bạn làm được tốt điều này, tất cả mọi thứ sẽ đi vào đúng quỹ đạo của nó.

Theo nguồn

Xem thêm bài viết cùng chuyên mục: , , , ,

Ý kiến bạn đọc [ 0 ]


Ý kiến của bạn