Những sản phẩm sẽ góp mặt trong buổi Offline 'Gaming Gears' ngày 22/4

Thứ Tư, 18 tháng 4, 2012


Chú chuột đến từ nhà sản xuất thiết bị chơi game Đan Mạch này có giá vào khoảng 2 triệu VNĐ tại thị trường Việt Nam. Sở hữu cảm biến laser tốc độ tối đa 5000 CPI (count-per-inch), SteelSeries là người bạn đồng hành đáng tin cậy của các game thủ khi chơi các tựa game bắn súng (FPS, TPS).


Mẫu chuột chơi game không dây của Logitech này sử dụng cảm biến laser tốc độ tối đa 5700 CPI. Vẻ ngoài của chuột cũng mang đậm phong cách thiết kế của hãng sản xuất thiết bị ngoại vi đến từ Thụy Sỹ. G700 sở hữu ngoại hình hầm hố đậm chất công nghệ cao với lớp phủ màu đen nhám. Nhà sản xuất đã đưa vào G700 hệ thống 7 nút macro cùng 2 nút điều chỉnh độ nhạy của chuột (3 mức khác nhau). Tuy nhiên, thiết kế của G700 khiến nó trở thành chú chuột dành riêng cho người thuận tay phải.


Cảm biến laser của Sensei có tốc độ 5700 dpi, tuy nhiên với sức mạnh của chip xử lý ARM 32-bit được tích hợp ngay bên trong Sensei, người sử dụng có thể “đẩy” tốc độ của chuột lên tới 11.400 CPI. Nhờ vào sự trợ giúp của bộ driver SteelSeries Engine, người sử dụng có thể chỉnh sửa 4 nút phụ ở 2 bên cạnh chuột và gán cho chúng những lệnh macro tùy theo ý muốn.


Tuy là chuột quang học, nhưng Kinzu V1 sở hữu cảm biến có tốc độ lên tới 3200 CPI. Chính khả năng này đã biến Kinzu trở thành “tượng đài” trong số các mẫu chuột quang chơi game.


Một mẫu chuột chơi game quang học khác sẽ có mặt trong buổi offline “Gaming Gears”. Cảm biến của G300 có tốc độ tối đa 2500 CPI. Giống như G700, G300 cũng sở hữu hệ thống điều chỉnh độ nhạy 3 mức với 2 nút điều chỉnh CPI ngay dưới nút cuộn. Thêm vào đó, G300 chỉ sở hữu 4 nút macro phụ ở hai bên góc chuột, thay vì “cả dàn” như ở G700.


Khác với G300 hầm hố, G400 lại sở hữu bề ngoài “ngoan hiền” hơn nhiều với lớp sơn nhám màu đen xám cùng các góc cạnh được bo tròn. Tuy nhiên, cảm biến quang học trên chú chuột chơi game này lại có thể đạt ngưỡng 3600 CPI. Logitech G400 cũng có hệ thống chỉnh độ nhạy “on-the-fly” với 3 mức có thể chỉnh sửa thông qua driver đi kèm.


Phiên bản nâng cấp của chuột quang học Kinzu này được SteelSeries nâng cấp hệ thống cảm biến. Mặc dù vẫn giữ nguyên tốc độ tối đa 3200 CPI, nhưng Kinzu V2 đã “được chữa khỏi” căn bệnh mang tên skip pixel của Kinzu V1 hay KANA khi sử dụng chuột ở độ phân giải 1600 và 3200 CPI.


Chú chuột laser có giá gần 2 triệu đồng này sở hữu hệ thống thay đổi cân nặng chuột độc đáo có từ thời Logitech G5. Thêm vào đó, phần đế ôm tay của G9 cũng có thể được tháo ra và thay thế dễ dàng.


Đây là gương mặt chuột chơi game cuối cùng góp mặt trong buổi offline chủ nhật tới đây. Được SteelSeries trang bị cảm biến quang học với tốc độ lên đến 3200 DPI. Được thiết kế bởi chính các game thủ, KANA sở hữu 2 nút macro lớn ở 2 bên thân chuột , giúp người sử dụng dễ dàng thao tác.


QcK là mousepad mềm nổi tiếng nhất và cũng có nhiều phiên bản của nhà sản xuất Đan Mạch ở thời điểm hiện tại. Mẫu mousepad “speed” dành cho các game thủ FPS này là sự lựa chọn của nhiều gamer chuyên nghiệp đến từ các gaming team nổi tiếng như Fnatic hay Evil Geniuses. Bạn có thể tùy chọn cho mình phiên bản QcK với diện tích và độ dày phù hợp với điều kiện cũng như thói quen chơi game.


Mẫu pad cứng chuyên dành cho các gamer FPS này sở hữu bề mặt được phủ tinh thể nhân tạo, giúp tốc độ di chuột trên bề mặt tăng đáng kể (tính chất chung của nhiều mẫu pad cứng).


SteelSeries HD cũng được bán ra với những kích cỡ khác nhau, ví dụ như cỡ nhỏ có 4HD (290 x 240 x 2mm) có giá 710.000 VNĐ. Bên cạnh đó là pad cỡ vừa 9HD (320 x 270 x 2mm) được bán với giá 1.235.000 VNĐ.


Mousepad cỡ lớn này sở hữu lớp vải dệt với bề mặt nhám và thô hơn, phù hợp với các game thủ của dòng game chiến thuật thời gian thực (RTS), nhập vai (RPG) hay MOBA.


Xét về diện tích, thì chiếc bàn phím cơ học 7G của SteelSeries chính xác là một con "quái vật". Chỉ riêng phần đỡ cổ tay của 7G đã có chiều rộng gấp đôi chiều rộng của chính phần bàn phím.


6Gv2 đơn thuần là phiên bản "gọn nhẹ" của 7G (không đi kèm bộ phận đỡ cổ tay cồng kềnh). Chiếc bàn phím cơ này cũng được lược bỏ bớt các cổng USB cũng như cổng âm thanh 3.5mm trên bàn phím. Bên cạnh cân nặng cũng như mức độ "nồi đồng cối đá" của 6Gv2, thì đây quả thật là mẫu bàn phím cơ dành cho các game thủ hay phải di chuyển hoặc nơi làm việc/chơi game thiếu diện tích vì kích thước nhỏ gọn của nó.


Được mệnh danh là kẻ kế thừa của chiếc bàn phím Zboard nổi tiếng với khả năng "thay áo", Shift cũng được SteelSeries sản xuất nhiều mẫu bàn phím dành cho gamer của nhiều game như Medal Of Honor, World Of Warcraft Cataclysm hay StarCraft 2. Phần đế của Shift sở hữu cụm phím multimedia ở cạnh trái, cũng như cụm 8 phím macro ở trên đỉnh. Bên cạnh chúng là 3 nút chuyển profile cùng nút "record" với chức năng ghi nhớ nóng một tổ hợp phím macro và gán cho 1 trong 8 phím kể trên. Thêm nữa, bàn phím có thể được chỉnh sửa một cách tùy ý thông qua driver SteelSeries Engine.

Theo nguồn

Xem thêm bài viết cùng chuyên mục: , , , , ,

Ý kiến bạn đọc [ 0 ]


Ý kiến của bạn