Bài 3: Vươn ra biển khơi

Thứ Tư, 6 tháng 7, 2011


Năm 1992 mẫu Hyundai Scoupe Turbo đoạt giải nhất cuộc đua Pikes Peak Hill Climb Rally và năm kế tiếp tại Úc, Hyundai Elantra được chọn là “Best car of the year 1993”. Tại Canada, Hyundai Accent được trao giải “Canadian best buy for 1995”, và Hyundai Avante đoạt giải nhất cuộc đua vòng Châu Á Thái Bình Dương, cũng trong cùng năm. Năm 1996, công ty Hyundai Motors India được thành lập và xây dựng nhà máy sản xuất tại Chennai Ấn Độ. Nhìn chung, Hyundai đang phát triển như vũ bão và thành công nối tiếp thành công.


Sức ép gia tăng từ thị trường nội địa làm cho các công ty ô tô Hàn Quốc càng trở nên táo bạo, tìm kiếm thêm phương cách thâm nhập thị trường ngoài. Đầu thập niên 1990, Daewoo Motors bắt đầu bành trướng một cách mạnh mẽ gần như khắp thế giới, xuất khẩu nhiều mẫu xe, tuy nhiên tất cả đều là các bản sao của GMC. Công ty Ssang Yong liên kết công nghệ với Mercedes-Benz để sản xuất các chủng xe thể thao SUV, mốt thịnh hành thời đó, xuất chủ yếu sang thị trường châu Âu và Mỹ Latin.


Đầu tiên là Kia Motors với những rắc rối tài chính nghiêm trọng vào năm 1997. Vì lý do này, năm 1998, Kia Motors buộc lòng phải bán 51% cổ phần của mình cho Hyundai (sau nỗ lực muốn mua nhưng không thành của Ford Motors). Tuy nhiên đến cuối năm 1999, khi đã khôi phục ít nhiều, Kia đã mua lại toàn bộ công ty Asia Motors đang trên đà phá sản.


Năm 1999, xe Hyundai đã trở nên rất phổ biến tại Hoa Kỳ và nhiều nước trên thế giới. Vào lúc này ông Chung Ju Yung đã tin rằng ước mơ “làm ra chiếc ô tô tốt nhất thế giới” của mình sẽ trở thành hiện thực trong tương lai rất gần. Ông yên tâm chuyển giao quyền điều hành Hyundai Motors cho con trai của mình, Chung Mong Koo - ông này lúc đó đã 60 tuổi. Giữa lúc công việc còn bộn bề, với những hệ lụy còn sót lại của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, bản thân ông trước đó chưa từng quản lý công ty sản xuất xe hơi nào, và cơ cấu tổ chức của Hyundai Motors bộc lộ nhiều yếu kém cần tái cấu trúc, nhưng Chung Mong Koo đã dõng dạc tuyên bố là sẽ biến Hyundai thành một trong năm công ty xe hơi hàng đầu thế giới. Chiến lược của ông là vẫn tiếp tục nỗ lực đầu tư về chất lượng, thiết kế, công nghệ sản xuất và nghiên cứu công nghệ tiên tiến trong ngành.


Số phận Ssang Yong tương tự. Cuối năm 2004, do vẫn làm ăn không hiệu quả, Ssang Yong đã bán 51% cổ phần của mình cho SAIC (Shanghai Automotive Industry Corp.). Đầu năm 2009, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, với thua lỗ lên đến hơn 75 triệu USD, Ssang Yong Motor rơi vào tình trạng rối loạn, xảy ra do các kiện tụng giữa nội bộ và công ty mẹ SAIC. Tháng 8 năm 2010 có tin là công ty ô tô Ấn Độ, Mahindra & Mahindra Limited đang thương lượng để mua lại Ssang Yong. Việc sang nhượng có lẽ sẽ kết thúc vào cuối năm nay.

Theo nguồn

Xem thêm bài viết cùng chuyên mục: , , , , , , , , , , , , ,

Ý kiến bạn đọc [ 0 ]


Ý kiến của bạn