Nhưng trong suốt nhiều năm qua, hầu như chưa bao giờ có 1 sản phẩm nào của Apple bị lộ diện trước ngày ra mắt ở dạng thiết bị hoàn chỉnh (Ngoại lệ: iPhone 4). Vậy thì thực ra Apple đã làm những gì để giữ bí mật cho các sản phẩm chưa ra mắt của mình? Câu trả lời có thể sẽ làm bạn phải giật mình.
Ngay cả Steve Jobs cũng tránh nói về Jony Ive khi ông này trả lời báo chí, hẳn nhiên là để giữ vị thế "người vô hình" của Ive trước các mặt báo. Các cuộc họp mặt nhân viên của Apple được diễn ra dưới sự giám sát chặt chẽ của các nhân viên an ninh được Apple thuê về, phần lớn trong số đó là các cựu điệp viên CIA, FBI. Giám đốc an ninh toàn cầu của Apple là John Theriault từng là cựu tình báo FBI và có thời gian làm việc cho Pfizer, hãng sản xuất Viagra với nhiệm vụ ngăn chặn hàng nhái của Viagra ở Trung Quốc. Khi về với Apple, công việc của Theriault là bảo mật cho các sản phẩm và thẩm vấn những nhân viên có nghi vấn làm lộ thông tin của Apple.
Các nhà máy của Foxconn là 1 thành phố thu nhỏ với đủ các cơ sở vật chất.
Các linh kiện của Apple được sản xuất rời rạc sau đó đem về Foxconn để lắp ráp lại với nhau, chính vì không có 1 nhà sản xuất nào nắm giữ toàn bộ qui trình sản xuất nên không một ai biết rõ sản phẩm sẽ trông như thế nào. Thậm chí khi sản phẩm được lắp ráp cũng trải qua nhiều công đoạn, công đoạn cuối cùng khi sản phẩm thành hình chỉ được giao cho 1 nhóm rất nhỏ và nhóm này làm việc dưới sự giám sát chặt chẽ, không được mang bất kỳ thiết bị điện tử gì vào nơi làm việc và vì có số lượng nhỏ, chỉ cần sản phẩm bị lộ, Foxconn sẽ điều tra ngay được ai là người đã mắc lỗi. Cuối năm 2010, trước khi iPad 2 ra mắt, có 1 số hãng sản xuất vỏ bao đã cho ra những chiếc vỏ bao cho iPad 2. Và khi iPad 2 ra mắt, các vỏ bao này vừa khít với sản phẩm. Foxconn và Apple vào cuộc, không thể có sự trùng hợp ngẫu nhiên trong trường hợp này, nhất định phải có "nội gián". Kết quả của cuộc điều tra là 3 công nhân bị truy tố, sau đó bị kết luận có tội vào tháng 3 năm 2011. Vụ việc được giữ kín cho tới tận gần đây.
Lưới ngăn tự tử ở Foxconn.
Nhóm phóng viên Reuters mà tôi đề cập ở trên đến 1 nhà máy của Foxconn, đứng ngoài đường chụp ảnh và lập tức bị các nhân viên bảo vệ của Foxconn xáp tới tấn công, bắt họ lên xe. Vụ việc chỉ kết thúc khi 1 nhà báo gọi cảnh sát. Vị cảnh sát hòa giải vụ việc và giải thích với phóng viên rằng "Anh được quyền chụp ảnh. Nhưng xin anh hãy hiểu cho vì đây là Foxconn và họ rất có thế lực ở thành phố này".
Và đây là hình ảnh của chiếc iPad đầu tiên mà các lập trình viên nhận được.
Bị "đóng thùng" kiểu này đố ai nhận ra đây là iPad?
Ý kiến bạn đọc [ 0 ]
Ý kiến của bạn