Bài trừ độc tố cho tỳ vị

Thứ Bảy, 14 tháng 4, 2012
Dược Đông Á - dap.vn (Nguồn:  Sức Khỏe & Đời Sống)

Tỳ là một cơ quan đặc nằm bên trái của vị (dạ dày) có chức năng hấp thu và vận chuyển chất dinh dưỡng. Tỳ và vị hợp tác với nhau để hấp thu thức ăn và chuyển vận chất dinh dưỡng. Do đó, việc bài trừ độc tố ở tỳ rất quan trọng.

Biểu hiện:

1. Mặt nổi tàn nhang hoặc vết màu đen.

Phụ nữ có tàn nhang hoặc vết đen thông thường chức năng tiêu hóa hơi yếu.

2. Bạch đới (dịch trắng) quá nhiều.

Tỳ chủ quản bài tiết ẩm trong cơ thể, nếu khí ẩm quá nhiều, vượt qua khả năng của tỳ, sẽ xuất hiện cơ thể có khí ẩm quá thịnh, dịch trắng tăng nhiều là một trong những biểu hiện đó.

3. Tích tụ chất béo: Chất béo trong đông y còn có một tên khác: đàm thấp (đờm) là do chức năng tiêu hóa của tỳ không tốt, không kịp thời bài từ độc tố rác rưởi ra ngoài cơ thể. Phương pháp giảm béo hữu hiệu cần phải xoay quanh chủ đề khôi phục sự trao đổi bình thường của đờm để giảm, nếu không giảm được béo rồi lại sẽ béo lại.\

4. Mọc mụn hoặc lở loét quanh miệng: Xung quanh miệng đều thuộc tỳ, khi độc tố trong tỳ không thể bài trừ ra ngoài cơ thể, độc tố tích tụ sẽ tìm cơ hội bộc phát ra ngoài từ những vị trí trên.

Bài trừ trừ độc tố


1. Ăn chua: Ví dụ như giấm, ô mai, các loại quả chua là những thực phẩm tốt nhất để hóa giải độc tố trong thức ăn, đồng thời có thể tăng cường chức năng tiêu hóa của dạ dày, đường ruột, làm cho độc tố trong thức ăn trong thời gian ngắn nhất bị bài trừ ra ngoài. Ngoài ra, thực phẩm vị chua còn có công dụng khỏe tỳ, xứng đáng mang danh “thực phẩm chống độc”.

2. Ấn huyệt: Đây là chỉ thương khâu huyệt, vị trí nằm ở điểm lõm dưới phía trước của mắt cá chân, dùng ngón tay ấn nhẹ vào huyệt này, cho tới lúc cảm thấy đau buốt, mỗi lần ấn khoảng 3 phút, hai chân thay nhau.

3. Đi dạo sau khi ăn: Vận động có thể giúp cho tỳ tiêu hóa, đẩy nhanh tốc độ bài trừ độc tố ra ngoài, tuy nhiên cần phải kiên trì trong thời gian dài thì mới có hiệu quả tốt.

 
Thời điểm tốt nhất để bài trừ độc tố

Sau bữa ăn là thời gian dễ sản sinh ra độc tố nhất, nếu thức ăn không kịp thời được tiêu hóa hoặc hấp thụ, độc tố sẽ tích tụ lại càng nhiều. Ngoài việc đi bộ sau bữa cơm thì sau bữa cơm 1 tiếng có thể ăn hoa quả, giúp khỏe tỳ, bài trừ độc tố bởi vì vị ngọt có tác dụng khỏe tỳ.
Nguồn:  Sức Khỏe & Đời Sống

 
Cập nhật lần cuối:  10/04/2012 10:30:32 AM

Ăn gì để bài độc cho cơ thể?

suckhoedoisong.vn - Thứ Hai, 15/06/2009 11:21
Các chế phẩm từ quá trình chuyển hóa protid, glucid, lipid và chất bã từ tiêu hóa, phân hủy thức ăn trong đường ruột là nguồn độc tố chính trong cơ thể. Làm thế nào để hóa giải những nguy cơ nhiễm độc? Thực tế, có một số thức ăn sẽ giúp cơ thể giải độc được trình bày dưới đây.
Cà chua: Chứa lycopene, vitamin A, C, acid folic, K… thúc đẩy tiêu hóa và hấp thu, dự phòng táo bón, tác dụng cân bằng độ pH trong cơ thể, dự phòng gây ra hiện tượng viêm, đau do máu bị acid hóa tạo thành.
Nấm mèo đen: Chứa nhiều Se chống lão hóa, có tác dụng giải độc đối với thủy ngân (Hg), cadimi (Cd)… giúp nhuận trường, thanh phế, hạ áp, giảm cholesterol, nâng cao chức năng miễn dịch của cơ thể.
Cà rốt: Chứa beta-caroten, K, Ca, Mg, Fe… trung hòa độc tố, tiêu trừ gốc tự do, dự phòng tế bào xảy ra đột biến và cơ thể lão hóa, tiêu trừ vi khuẩn thối rữa trong đường ruột, tăng số lượng vi khuẩn có ích.
Khổ qua (mướp đắng): Chứa vitamin A, nhóm B, C, acid malic, Ca… tác dụng hạ đường huyết thấy rõ, có hiệu nghiệm nhất định đối với bệnh đái tháo đường, vừa có khả năng nhất định chống virus và công hiệu phòng ngừa ung thư.
Nấm hương: Chứa polysaccharide, vitamin A, B1, B2, D, Ca, P, Fe… thúc đẩy sự trao đổi chất của tế bào, trợ giúp độc tố trong cơ thể bài tiết ra ngoài, nâng cao sức miễn dịch, dự phòng virus xâm nhập, đào thải chất bã ra ngoài cơ thể.
Tỏi: Chứa vitamin B1, C, diallyl , Ca, P, Fe… thúc đẩy dịch tiêu hóa bài tiết thông thoáng, tăng sự thèm ăn, tiêu trừ gốc tự do trong cơ thể, dự phòng lão hóa, diệt vi sinh độc hại trong đường ruột, tránh táo bón, thúc đẩy tế bào trao đổi chất, giãn các mao mạch, dự phòng dị ứng hiệu quả. Củ mài: Chứa vitamin A, C, P, K, Se… giúp “chỉnh đốn” hệ tiêu hóa, giảm tích tụ mỡ dưới da, tránh béo phì, bên cạnh tăng chức năng miễn dịch.
Củ cải: Chứa vitamin A, C, E, K, P, Zn, Se… có hiệu quả lợi tiểu rất tốt, chứa cellulose còn giúp bài tiện, có lợi cho việc giảm béo phì.
Mật ong: Chứa vitamin nhóm B, D, E, fructose, K, Na, Fe, acid lactic, acid malic… thường dùng đạt hiệu quả đào thải độc tố, nhuận trường thông, dưỡng nhan làm đẹp, có ưu điểm đối với việc phòng trị bệnh tim mạch và thần kinh suy nhược.
Táo tây: Chứa vitamin A, nhóm B, C, Ca, P, Fe, K, acid malic, acid citric… trợ giúp tiêu hóa, kích thích nhu động đường ruột, thông tiện, hạ áp, cholesterol, hỗ trợ đào thải muối natri và phần muối thừa ra ngoài cơ thể.
Dâu tây: Chứa acid tannic, pectin, C, B1, B2, Ca, Mg, P, Fe… có hiệu quả ức chế virus tăng trưởng, tránh virus phát tán, chống oxy hóa, dự phòng lão hóa, phòng ngừa tế bào lành đột biến thành tế bào ung thư.
Quả vải: Chứa vitamin A, nhóm B, C, pectin, acid amino tự do, Fe, P, Ca… có công năng giải độc trị tả, bổ thận ích tinh, cải thiện chức năng gan, tăng tốc bài trừ độc tố, thúc đẩy sản sinh tế bào, làm làn da mịn màng…
Chanh: Chứa acid citric, acid malic, vitamin A, nhóm B, C, Ca, P, Fe… dự phòng hạt sắc tố lắng đọng, thường dùng giúp làn da trắng nõn, chất tóc trơn mượt, có công hiệu tiêu trừ mỏi mệt và căng thẳng, phục hồi thể lực.
Quả hạch: Chứa acid béo không bão hòa, vitamic C, E, Mg, Cu, Mn, Se, Ca, P, Fe, vitamin nhóm B, acid folic… dự phòng xơ cứng động mạch, trung hòa gốc tự do, trì hoãn tổ chức bị lão hóa, dự phòng táo bón, bài trừ độc tố trong cơ thể, kích hoạt hệ miễn dịch, dự phòng ung thư, tiêu trừ chất béo oxy hóa trong cơ thể, giảm tích tụ lượng acid lactic trong cơ bắp, tránh mỏi cơ mất sức, cải thiện mỏi mệt.
Mầm lúa mì: Chứa vitamin E, nhóm B, octocosanol, Mn, P, K, acid folic… giảm hiện tượng chất béo oxy hóa, giảm bệnh tim mạch, thúc đẩy sức khỏe làn da, dự phòng xơ cứng động mạch và tránh lão hóa, tăng sức bền, giảm đau cơ sau khi tập luyện.
Yến mạch: Chứa cellulose, vitamin PP, K, Mg, Zn, Se… giúp hoạt trường thông tiện, phối hợp cellulose thúc đẩy nhu động đường ruột, phát huy tác dụng thông tiện bài độc.
Gan động vật: Chứa vitamin A, E, K, nhóm B, acid nicotinic, acid folic, acid pantothenic, Zn, Cu, Se, P, Mo… điều tiết trao đổi chất của làn da, bảo vệ niêm mạc da và mũi miệng, khí quản, phổi, cải thiện triệu chứng mệt mỏi do mất sức toàn thân, trung hòa gốc tự do, kích hoạt hệ miễn dịch, ngừa ung thư, khống chế cholesterol lắng đọng.
Thịt bò: Chứa vitamin C, D, E, nhóm B, Zn, Fe… tiêu trừ mỏi mệt và nâng cao sức miễn dịch, cải thiện mỏi mệt toàn thân, phòng ngừa hiện tượng xơ cứng động mạch và lão hóa.
Thịt cá: Chứa vitamin nhóm B, C, D, E, Zn, P, K, EPA, DHA… giúp tu bổ và kiến tạo tổ chức cơ thể, đảm bảo huyết áp bình thường, điều tiết cũng như tham dự dẫn truyền thần kinh, bài ra phần nước dư thừa, giảm tỷ lệ viêm đường tiết niệu, lọc máu, dự phòng bệnh mạn tính, cải thiện cơ thể mỏi mệt.
Bo bo: Chứa cellulose, vitamin B1, B2, K, Ca, Fe... thúc đẩy vi khuẩn có ích trong đường ruột sinh sôi, trao đổi chất của máu và nước, giảm cholesterol, phòng trị táo bón.
Đậu đỏ: Chứa vitamin B1, B2, K, PP, Ca, Mg, Cu, Zn… tiêu trừ thủy thũng, đào thải độc tố trong cơ thể, lọc máu, giảm mỡ máu và phân giải độc tố, nâng cao sức miễn dịch của cơ thể.
Đậu xanh: Chứa cellulose, vitamin A, B1, B2, PP, acid folic, Ca, P, Fe, Na… thường dùng giúp ruột non giảm hấp thu với cholesterol, trợ giúp cho kết cấu thần kinh và sự tạo thành chất dẫn truyền thần kinh, giúp giảm huyết áp và cholesterol.
Đậu đen: Chứa cellulose, P, Fe, Ca, Na, saponin, isoflavon, vitamin E, anthocyanidin… thúc đẩy chuyển hóa cholesterol, giảm mỡ máu, giảm sự uy hiếp của bệnh tim mạch, là chất chống oxy hóa, thải trừ gốc tự do, trì hoãn lão hóa, thúc đẩy nhu động đường ruột, dự phòng táo bón.
Khoai lang: Chứa glycosides, K, vitamin C, E, beta-caroten… tiêu trừ gốc tự do, dự phòng tế bào đột biến và lão hóa cơ thể, nâng chức năng gan, thận, tiêu trừ mỏi mệt, nâng cao nguyên khí, trợ giúp chức năng bài tiết của đường ruột, dự phòng táo bón.
Củ sen: Chứa cellulose, vitamin C, E, K, Mg, Zn, P… tác dụng lợi tiểu, thúc đẩy chất bã trong cơ thể tăng tốc bài tiết ra ngoài, từ đó “làm sạch”mạch máu. Củ sen thích hợp cho cả ăn sống và chín, dùng củ sen xay ra nước cốt.
Hải tảo (rong biển): Chứa K, Ca, Mg, I, cellulose… Ăn nhiều rong biển giúp đảm bảo cân bằng kali và natri, giảm huyết áp, giảm hàm lượng cholesterol, tiêu trừ gốc tự do, dự phòng lão hóa.
Gạo lứt: Chứa vitamin A, E, B1, B2, B6, C, acid nicotinic, Na, Fe, Mg, P, Zn, Ca… tăng tốc nhu động đường ruột, dự phòng táo bón, thúc đẩy chuyển hóa cholesterol, giảm cholesterol máu, giảm tốc độ hấp thu và tiêu hóa, ổn định đường huyết hiệu quả, trợ giúp tuyến tụy bài tiết insulin, giúp người bệnh đái tháo đường khống chế đường huyết.
Củ hành: Chứa diallyl sulfide, vitamin B, C, tinh bột… nâng cao công hiệu tế bào miễn dịch, giảm cholesterol, dự phòng huyết khối và xơ cứng động mạch, ức chế hấp thu chất béo, giảm tích tụ mỡ trong cơ thể, điều tiết nhóm khuẩn đường ruột, thúc đẩy nhu động đường ruột, bài xuất độc tố.
Gừng: Chứa tinh dầu, zingeron, zingenola, K… kích hoạt chuyển hóa các chất, có tác dụng chống oxy hóa, trung hòa gốc tự do, trì hoãn hiện tượng lão hóa, hiệu ứng kháng viêm, dự phòng xơ cứng động mạch.
Hành: Chứa diallyl sulfide, acid folic, glycosides, vitamin C, P, Fe… đạt hiệu quả trong việc tiêu trừ mỏi mệt, bồn chồn bất an, hóa giải tay chân lạnh, cường hóa hệ miễn dịch, nâng sức đề kháng cơ thể.
Bó xôi: Chứa beta-caroten, acid folic, Mg, K, Fe, vitamin K… giúp chống oxy hóa, tu bổ tế bào bị hủy hoại, giảm sự xâm nhập của gốc tự do, đảm bảo sức khỏe làn da, dự phòng khô nứt, bảo vệ hệ thần kinh, hệ tiêu hóa và sự phát triển bình thường của bạch cầu, điều tiết co cơ, đảm bảo sức khỏe tim mạch, lợi tiểu, bài ra phần nước thừa trong cơ thể.
Măng tây: Chứa asparagine, vitamin A, K… có tác dụng lợi tiểu, giúp bài ra phần nước thừa trong cơ thể, giúp bài độc.
Lương y Bàng Cẩm
Xem thêm bài viết cùng chuyên mục:

Ý kiến bạn đọc [ 0 ]


Ý kiến của bạn