LCD, S-LCD, AMOLED... công nghệ mới hay chỉ là chiến lược kinh doanh (Phần 1)

Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2012


Tất nhiên trong những cái tên kể trên có những công nghệ màn hình mới thực sự nhưng cũng có những loại chỉ là cách gọi khác mang tính quảng cáo, nâng cao thương hiệu mà thôi. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ thực hư các loại màn hình hiện nay để tìm ra đâu là công nghệ mới thực sự còn đâu chỉ là một chiêu quảng cáo quá lố.


Cấu tạo và hoạt động của tế bào Plasma


Mặc dù có rất nhiều lợi thế như vậy nhưng Plasma lại có những nhược điểm rất lớn khiến nó không thể áp dụng cho các loại thiết bị cầm tay ngày nay. Thứ nhất là các loại màn hình Plasma rất dày và nặng do cấu tạo có nhiều thủy tinh không thể thay thế được bằng nhựa. Và một lý do quan trọng khác đó là nó rất tốn năng lượng, đặc biệt là trong thời kì các loại pin Li-ion đã đi đến giới hạn như hiện nay. Đồng thời do thiết kế mỗi điểm ảnh là 3 tế bào hay ô nhỏ (cell) nên loại màn hình này rất khó chế tạo độ phân giải cao, cách duy nhất là chế tạo cỡ màn hình lớn lên để nhồi nhét cho đủ số điểm ảnh trên diện tích đó, vì vậy mà màn hình Plasma khi áp dụng lên các thiết bị cầm tay sẽ có độ phân giải rất thảm hại. Quan trọng hơn là màn hình Plasma khi xem ở khoảng cách gần rất dễ nhận ra hiện tượng "screen door effect" có thể tạm dịch là rỗ màn hình. Hiệu ứng này là hiện tượng xuất hiện những khe tối màu rất nhỏ nằm giữa các điểm ảnh lân cận nhau do độ dày của thành cell tạo nên, những đường tối này nhỏ hơn rất nhiều so với phần sáng của pixel nên khi nhìn ở khoảng cách từ 3-5 mét chúng ta không thể nhận ra, nhưng khi đưa lên điện thoại thì ở khoảng cách 30 cm chúng ta sẽ dễ dàng nhìn thấy những đường kẻ này.


Màn hình OLED có nguyên tắc hoạt động gần giống như màn Plasma chỉ khác một chỗ là các cell nhỏ chứa khí được thay bằng những lớp nhựa hữu cơ có thể phát sáng khi có dòng điện chạy qua.


Công nghệ OLED mang theo gần như toàn bộ ưu điểm từ màn Plasma sang và sửa đổi những điểm yếu của Plasma như tốn điện và nhẹ hơn do các tế bào dạng cốc chứa khí đã bị loại bỏ. Thêm nữa là lớp chất hữu cơ sử dụng trong màn hình OLED sẽ tự phát sáng khi có các hạt điện tử chạy qua chứ không phụ thuộc vào đèn nền giống như màn LCD nên màn OLED thường mỏng hơn nhiều nên nó phù hợp với các loại điện thoại thông minh ngày nay bởi chiều dày của những chiếc điện thoại này đều phải tính chi tiết tới từng mili mét. Nói tóm lại OLED gần như màn hình Plasma có thêm những ưu điểm như thiết kế được ở kích thước mỏng và phân giải cao và điện năng tiêu thụ thấp hơn nhiều so với plasma hay kể cả là LCD.


Ngoài ra, màn hình OLED còn mắc phải một vấn đề khá khó giải quyết khác nữa về mặt mầu sắc và nó đã tạo thành đặc điểm của loại màn hình này. Vấn đề nằm ở điểm ảnh màu xanh da trời của màn hình, do loại vật liệu hữu cơ dùng trong các điểm xanh da trời khiến điện năng đi qua nó không chuyển hóa hoàn toàn thành các hạt photon ánh sáng nên với cùng một lượng điện ánh sáng trên các điểm màu đỏ và xanh lá sáng hơn nhiều so với điểm ảnh màu xanh da trời, điều này sẽ tạo ra cảm giác màu tổng hợp trên màn hình sẽ bị phủ một màu xanh lá do màu xanh da trời không đủ sáng để cân bằng màu sắc.

Theo nguồn

Xem thêm bài viết cùng chuyên mục: ,

Ý kiến bạn đọc [ 0 ]


Ý kiến của bạn