Do cạnh biển nên một phần lớn người dân Sơn Hải làm nghề biển và hàng năm vẫn tưng bừng tổ chức lễ Cầu Ngư cầu mong một năm mưa thuận, gió hòa, đánh bắt được nhiều hải sản. Đây là một lễ hội truyền thống thể hiện bản sắc văn hóa tâm linh đang được ngư dân vùng biển Quỳnh Lưu bảo tồn, giữ gìn và phát huy.
Theo phong tục, lễ hội cầu ngư trước đây được tổ chức vào hai ngày mồng 6 và mồng 7 tháng Giêng âm lịch. Nhưng do điều kiện thực tế hiện nay, thời gian tổ chức lễ hội không còn bắt buộc và cố định về ngày giờ nữa. Căn cứ vào con nước lên xuống, cứ trúng vào ngày nào con nước lên to nhất, tàu thuyền có thể ra khơi xa được trong tháng Giêng thì ngày đó ngư dân sẽ tổ chức lễ hội cầu ngư. Năm nay xã Sơn Hải tổ chức lễ hội cầu ngư vào ngày 12 và 13 tháng Giêng âm lịch.
.
< Có đoạn nhiều nhà dân.Ngoài ra, người dân rất giỏi về cách nuôi tôm. Nếu bạn đến nơi này cũng thấy cơ man những hồ, đầm nuôi chi chít. Sơn Hải cũng có nhiều dự án lớn về nuôi tôm công nghiệp với diện tích hàng trăm hecta sản xuất theo quy mô lớn...
< Khúc lại thưa thớt...Trở về với chuyến đi: sau khi hỏi lung tung những vẫn chưa tìm thấy động cát nào, bọn mình nhủ thầm thôi lỡ rồi, chạy quách theo đường này ra Sơn Hải, tới cồn cát Phước Dinh thử xem sao.
< Rồi cũng ra được ngã 3 đường ven biển. Nếu quẹo trái sẽ đến thôn Phú Thọ, Họng Cửa (Cửa biển Phan Rang).
Còn quẹo phải là đi Sơn Hải. Phước Dinh...
Trời nắng gay gắt, nóng kinh khủng làm nơi không thể che đậy được là phía sau ót rát bỏng.
Nhưng cái khó không bắt nguồn từ đó mà bắt đầu lộ diện trên cái lưng, cái mông...
< Đường đi Sơn Hải còn xa, bét nhất là 15km nữa với đường rất xấu. Còn đến đồi cát di động Phước Dinh thêm 5km nữa.Đường này trước kia láng nhựa nhưng hiện nay đang được nâng cấp, mở rộng nên người ta đổ đất lên khiến mặt đường lồi lõm, đầy bụi bặm thấy ghê.
< Phía mé trái là biển.Do mấy ngày nay đi xe nhiều nên tất cả đều rêm hết, cứ chạy một hồi lại phải dừng lại nghỉ đôi chút, tranh thủ uống nước luôn - trời nòng, mất nước rất nhanh, lúc nào cũng thấy khát và khát, hình như chất lỏng trong người đã sôi sục và bốc hơi hết cả rồi thì phải!
Nhắm chịu không xiết nên mình quay xe trở lại -"Tìm hiểu trước" thì bi nhiêu là đủ rồi.
< Đây là bầy cừu đang nhơi cỏ...< Kia là những cánh đồng sau vụ mùa. Hay thật: người ta canh tác lúa trên đất nền cát à?
Cuối cùng, một chú bé đã chỉ bọn mình đường vô đồi cát Tuấn Tú. Đơn giản là ngay ngã 3 thôn mà bọn mình đã chạy qua - có cái cổng "Thôn văn hóa Tuấn Tú".
< Qua cổng thôn một hồi thì thấy Nhà văn hóa Chăm - xã An Hải.< Chợ thôn.Khúc này bọn mình hỏi mấy cô gái Chăm túm tụm trước hiên nhà về đường ra đồi cát, các cô chỉ "cứ đi theo ĐƯỜNG NHỰA là sẽ đến.
Đường nhựa là con đường mình đang đi, chạy một đỗi thì thấy ngã 3 - nhánh rẽ trái là đường đất còn hướng thẳng vẫn là nhựa dù khá... te tua.
Vậy là bọn này cứ theo đường nhựa.
Sau này về nhà mới biết ngõ nào trong ảnh bên cũng ra đồi cát, ngõ đường đất mé trái cũng dẫn đến đồi cát trắng, rộng ven biển.
Xem địa điểm.
Còn mé phải theo đường nhựa dẫn ra đồi cát Nam Cương (trắng nhé, còn đỏ sẽ đề cập sau).
< Qua ngã 3 rồi chạy thẳng...< Tít xa đã thấy đồi cát: mé trái là trắng và mé phải là cát đỏ...< Gặp tiếp một xóm nhà, lại một ngã 3!Cứ đinh ninh lời chỉ của những cô gái khi nãy là "đường nhựa" nên bọn mình quẹo trái vì mé phải là đường đất. Sau này điều nghiên kỹ trên bản đồ:
hóa ra nếu theo lối phải (tức là đường đất nhỏ) sẽ ra đồi cát đỏ Nam Cương. Xem nơi này.
Cuối cùng thì cũng thấy được động cát mà bọn mình tìm kiếm. Thật ra đây chỉ là một trong nhiều động cát tại Ninh Thuận.
Tới đây thì chỉ còn lối mòn, căn nhà nhỏ cạnh đấy có lẽ là nơi những người du lịch vào đồi cát gởi xe.
< Người ta không nói ra nhưng nhìn cũng đoán được là gởi xe 2k một chiếc. Khách du lịch làm mất dần tính chân chất của miền quê...Trong căn nhà nhỏ có ba mẹ con, cô bé nho nhỏ dễ thương, lanh lợi là chị cả. Bé trai út nằm ngủ phía trong - thứ đáng giá nhất trong nhà là cái tủ búp phê cùng cái TV để trên đó.
< Trong lúc bà xã thăm hỏi thì mình lang thang vô đồi cát, cô bé chạy theo làm "hướng dẫn viên".Cát và cát - Thật ra nơi đây không thể so sánh bằng đồi cát Mũi Né hay đồi cát Trinh Nữ được (về cái đẹp và độ rộng lớn).
Lúc này ngoài kia có một chiếc 50 chỗ ghé vào. Khách trên đó chỉ mươi người lội vô - phần còn lại trú dưới hàng hiên ngôi nhà gần đó, chắc do trời nắng nóng quá mà.
< Họ lên đồi cát để thử lửa dưới ánh mặt trời.< Cô "hướng dẫn viên" của mình hình như chả biết nắng nóng là gì, cũng không hề ngại gai nhọn hai bên đường...Nhóm khách vào trong chỉ mươi phút là bắt đầu... dội, lục tục quay ra.
Mình trở lại căn nhà khi nãy rồi từ giã sau khi tặng bé 10k ăn bánh.
Chỉ là bước dạo đầu cho "biết đường" dành cho ngày mai đi cho dễ. Nhưng liệu ngày hôm sau bọn mình có đến nữa không? Chả biết được...
Suy cho cùng: những con đường hướng về các đồi cát tại Ninh Thuận thì bọn mình cũng đã qua hết và đã hướng dẫn rõ trong các đoạn trên.
Bạn nào tìm đường vào đồi cát Tuấn Tú, Nam Cương hay Phước Dinh... xin xem lại đoạn bài này - kết hợp với bản đồ
Wikimapia sẽ tường tận đường đi.
Lưu ý là nhiều ngõ vô đồi cát và cũng nhiều đồi và động cát đó nhé, cả trắng lẫn đỏ.Còn tiếp
Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8 - Phần 9 - Phần 10 - Phần 11 - Phần 12 - Phần 13 - Phần 14 - Phần 15 cuốiĐiền Gia Dũng - Blog By
EmVân Pcworld-com.blogspot.com
Ý kiến bạn đọc [ 0 ]
Ý kiến của bạn