Mỹ phẩm hướng tới cây cỏ tự nhiên đâu là thật, giả?

Thứ Ba, 31 tháng 5, 2011

Từ thời tiền sử, con người đã biết dùng mỹ phẩm, khi đó mỹ phẩm không chỉ hạn chế để làm đẹp mà còn được dùng trong các nghi lễ tô giáo và chữa bệnh. Người ta đã tìm thấy trong các lăng tẩm của thời Ai Cập cổ đại các lọ cao và phấn. Người Babilon từ thế kỉ thứ 5 trước Công Nguyên đã có nước hoa và son môi.
Người Hy Lạp  đã biết nhuộm tóc, tô môi, lông mày bằng các nước rễ  cây… Người Châu Âu sau đó làm quen vơí mỹ phẩm của phương đông qua các chiến sỹ của cuộc Thập Tự Chinh. Cho đến nay, xã hội hiện đại đang ngày càng phát triển mạnh mẽ và đa dạng các chủng loại mỹ phẩm. Sự phát triển cuả mỹ phẩm  được thuận lợi nhờ sự phát triển nhanh chóng của hoá học, đặc biệt là  các chất hữu cơ . Tuy nhiên, bên cạnh các ưu điểm, hoá chất không thể tránh khỏi các hạn chế nhất định, đặc biệt là khả năng  gây hại cho sức khoẻ, nhất là khả năng gây dị ứng, kích ứng, nếu chúng ngày cáng hướng về sử dụng các cây cỏ tự nhiên đã được kiểm chứng từ lâu đời, vừa an toàn cho sức khoẻ, vừa thực sự có tác dụng làm đẹp.
            Từ lâu đời, người ta đã biết dùng qủa bồ kết để chế nước gội đầu, vừa sạch gầu vừa làm khoẻ da đầu. Nếu thêm vào nước gội đầu một miếng vỏ bưởi, một nắm cỏ màn trầu thì người ta tin rằng tóc sẽ mọc khoẻ hơn, và nếu sau gội, xả lại bừng nước chanh tươi thì người ta tin rằng tóc sẽ mọc khoẻ hơn,  da đầu đỡ ngứa hơn …Cho đến bây giờ, người Mông Cổ vùng núi cao vẫn giứ thói quen từ lâu đời là ngâm mình trong nước sắc của Bạch quả để làm đẹp da và tăng cường sức khoẻ. Phụ nữ Thái Nguyên ở Tây Bắc thì vẫn thích gội đầu bằng nước gạo chua hơn là dùng Sampoo. Ngay phụ nữ ở thành phố vẫn còn dùng nước dưa chuột, củ đậu để dưỡng da mặt hơn là dùng các loại sữa rửa mặt.
            Tuy nhiên việc sử dụng trực tiếp các chất chiết xuất từ cây cỏ tự nhiên bị một hạn chế là mất thời gian để chế biến, và đôi khi không dễ tìm mua được nguyên liệu. Với nhịp sống hiện đại, người ta cần sự tiện dụng hơn cả. Nắm bắt được điều này, các nhà sản xuấ mỹ phẩm cũng tìm cách đưa các chiết  xuất từ cây cỏ tự nhiên vào mỹ phẩm . Tuy nhiên việc bổ sung những chất chiết xuất tự nhiên đủ để không mắc tội lừa dối khách hàng kho họ nêu tên các chất này trên bao bì đủ mọi laọi cây cỏ tự nhiên mà người tiêu dùng vẫn thường ngưỡng mộ. Có lẽ họ nghĩ rằng người tiêu dùng chẳng thể phát hiện ra được sự có mặt của các chất  đó khi maù sắc và hương thơm củahoá chất đã che lấp hết thảy.
            Vậy người tiêu dùng phải làm gì để nhận biết đâu là thật, đâu là  giả? Đây chính là chỗ họ cần tới sự giúp đỡ của Hội người tiêu dùng. Ở nhiều nước, hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có thể đến kiểm tra các nhà sản xuất xem họ có thực sự sử dụngnhững chất như họ tuyên tố trên bo bì hay không, bởi vì người tiêu dùng không thể tự mình tìm ra được điều này bằng mắt thường. Việc kiểm tra chẳng khó khăn gì, bởi những nhà sản xuất lớn, ngiêm túc, sẽ sẵn sàng xuất trình các bằng chứng về các chất màhọ đang bổ sung  thêm vào mĩ phẩm. Chỉ các các nhà sản xuất mỹ phẩm dởm, nhái,  mới  e ngại trước sự kiểm tra này.
 
Xem thêm bài viết cùng chuyên mục:

Ý kiến bạn đọc [ 0 ]


Ý kiến của bạn