'Hậu trường' Apple: Những câu chuyện chưa bao giờ kể (Phần cuối)

Thứ Ba, 31 tháng 5, 2011


Trên bình diện thời gian hoạt động, các chuyên gia kinh tế thường chia công ty hoạt động trong lĩnh vực dotcom (công nghệ cao) thành 2 loại: Công ty "già" và công ty "trẻ". Những công ty trẻ thường có "tuổi đời" không cao, giá trị thấp, số lượng đầu sản phẩm ít, nhân lực có hạn. Chính vì những yếu tố kể trên, "công ty trẻ" thường có ưu thế là tập trung được 100% nhân lực của mình (có thể chỉ là vài chục nhân viên) cho 1 dự án mà công ty đó phát triển. Thử nhìn xem các công ty trẻ điển hình của những năm 90 như Google, Yahoo! tất cả đều khởi đầu từ 1-2 người sáng lập, và gần đây là Facebook, 1 hiện tượng điển hình của sự vùng lên trong số các công ty trẻ những năm đầu thế kỉ 21.


Các công ty trẻ có thể tập trung toàn bộ nhân lực vào 1 dự án duy nhất dẫn đến tốc độ tăng trưởng phi mã.


Trong khi ở các công ty khác, thường mô hình quản lý là theo dạng cây quyền lực. Tức là công việc được CEO giao cho các nhân viên quản lý thuộc cấp, và các nhân viên đó sẽ chịu trách nhiệm giám sát các nhân viên dưới quyền của mình thực hiện phần việc được giao, các nhân viên quản lý sẽ được quyền đưa ra quyết định trong quyền hạn của mình. Steve Jobs "nắm" Apple theo cách khác hẳn. Tất cả mọi ý tưởng, ý kiến của nhân viên Apple sẽ được báo cáo trực tiếp cho Jobs và ông này sẽ là người đưa ra quyết định cuối cùng. Ở Apple không có khái niệm "Phó giám đốc phụ trách mảng abc", chỉ có những phó giám đốc nắm thông tin và báo về cho Steve Jobs. Tất cả các quyết định về thiết kế sản phẩm, marketing, nghiên cứu phát triển cho đến những chuyện nhỏ nhặt như thiết kế của chiếc...xe bus đưa đón nhân viên, đồ ăn phục vụ ở căng tin công ty... đều do Steve Jobs trực tiếp chỉ đạo.


Phòng họp ở Apple luôn bận rộn


Giá bán iPad thay đổi giờ chót


Cứ mỗi năm, Steve Jobs lại chọn ra 100 người trong số 50.000 nhân viên của Apple để tổ chức 1 buổi họp ngoài hành chính. Các cá nhân được chọn không nhất thiết là những người giữ trọng trách mà có thể chỉ là những cá nhân có đóng góp lớn đối với công ty. Buổi họp này diễn ra trong khoảng 3 ngày ở 1 địa điểm bí mật do Steve Jobs trực tiếp lựa chọn, có thể là 1 khu nghỉ dưỡng hoặc 1 khách sạn hạng sang nào đó. Người được triệu đến buổi họp này tuyệt đối không được tiết lộ với bất cứ ai về việc mình được mời. Thậm chí họ còn không được tự đi tới nơi họp mặt mà phải đi bằng phương tiện của công ty, Steve Jobs còn yêu cầu nơi họp phải được kiểm tra để tránh bị đặt máy nghe lén.


Chaminade Resort & Spa 1 trong những địa điểm từng tổ chức buổi gặp mặt TOP100 của Steve


Trong lúc các hãng khác bán sản phẩm mà thị trường cần, thì Apple tìm cách làm thị trường cần sản phẩm mà nó bán ra


Khi 1 sản phẩm sắp ra mắt, Steve Jobs muốn từng chi tiết nhỏ nhặt nhất đều phải trở nên thật hoàn hảo. Sự khắt khe này của Steve Jobs khiến Apple thuê cả dàn hợp xướng Luân Đôn chỉ để thu âm 1 đoạn nhạc trong video quảng cáo cho phần mềm iMovies. Đồng thời cũng vì trailer của sản phẩm , Apple gửi cả 1 đoàn làm phim đến Hawaii thu lại cảnh 1 đám cưới địa phương, rồi dàn dựng 1 đám cưới ở nhà thờ Newyork với nhân viên Apple đóng vai khách mời nhằm có thêm 1 sự lựa chọn cho đoạn trailer chỉ dài có gần 1 phút.


Apple sẽ ra sao nếu thiếu Steve Jobs?

Theo nguồn

Xem thêm bài viết cùng chuyên mục: , , , , , ,

Ý kiến bạn đọc [ 0 ]


Ý kiến của bạn