Một vài năm trước, Audi đã trở thành nhà sản xuất tiên phong trong công nghệ làm nhẹ xe hơi, bằng việc áp dụng nguyên tắc xây dựng khung ASF (Audi Space Frame) trên các mẫu Audi A8, R8 và TT. Khối lượng thân xe giảm 40% so với loại xe sử dụng khung thép. Giờ đây, hãng xe Đức sẽ ra mắt bước phát triển tiếp theo với Multimaterial Space Frame kết hợp nhôm, thép và thành phần cốt làm từ sợi carbon.
Đặc tính như nhau, nhưng lò xo FRP có trọng lượng nhẹ hơn tới 40%. Lõi của lò xo là một bó các sợi thủy tinh được xoắn lại, có đường kính vài milimet. Sợi cốt ngâm tẩm trong nhựa epoxy. Sau đó chúng được bao ngoài bằng các lớp sợi carbon đan xen, nghiêng 45 so với lõi. Các lớp vật liệu tương hỗn tăng cường khả năng kéo nén.
Một hệ thống thu thập tính hiệu từ cảm biến phía trước, và tái tạo lại tình trạng mấp mô của mặt đường khu vực mà xe sắp đi tới. Từ đó có các phản ứng tích cực đến hệ thống treo nhằm tạo ra độ êm tốt nhất.
Một bước cải tiến mới trong công nghệ bảng cảm ứng, người sử dụng có thể kết hợp nhiều thao của các ngón tay để nhanh chóng thu được kết quả mong muốn. Đồng thời một tín hiệu phản hồi từ bảng điều khiển cũng tác động ngược trở lại ngón tay.
Hàng trăm bóng OLED nhỏ bé xếp thành màn hình tạo ra các đường nét năng động trên chiếc Audi R8 OLED concept. Các điểm dao động sáng có kích thước bằng vài điểm ảnh có thể được kích thích một cách độc lập.
Hệ thống điều khiển xe sẽ liên kết với máy tính kiểm soát gara khi xe tiến vào cổng qua mạng WLAN, và giúp xe tìm được chỗ trống trong bãi.
Quá trình nạp tự động kích hoạt khi xe đỗ trên cuộn dây sơ cấp. Từ trường biến thiên ở cuộn sơ cấp đặt cố định tại điểm xe đỗ làm phát sinh trong cuộn thư cấp một suất điện động, và nguồn điện này được nạp vào ắc-quy của xe.
Ý kiến bạn đọc [ 0 ]
Ý kiến của bạn