Lưu ý: Giá và thông số lấy trên website của hãng, thực tế có thể sai khác.
Trở lại với Kingston HyperX 240GB: 16 chip nhớ phân bố đều trên 2 mặt của bảng mạch, được quản lý bởi chip điều khiển 8 kênh SandForce SF-2281. SF-2281 hỗ trợ tốc độ lên tới 500 MB/s, tức 62,5 MB/s mỗi kênh.
TRIM là gì?
Theo đó đối với bất kì ổ cứng nào, dung lượng thực chúng ta nhận được chỉ đạt khoảng 93% dung lượng trên bao bì. Đối với Kingston HyperX 240GB là 223,5 GB – mất tới 16,5 GB!
Sản phẩm tôi nhận được từ Kingston là phiên bản “Upgrade kit” được đóng hộp khá đẹp, còn nguyên ni-lông chưa bóc!
Vỏ hộp được chăm chút kĩ về hình thức. Trên mặt trước là hình ảnh sản phẩm, các thông tin về tốc độ, dung lượng, bảo hành… Theo đó, SSD Kingston HyperX có chế độ bảo hành 3 năm, tốc độ đọc-ghi đạt được là 525 – 480 MB/s. Trong khi đó trên website của hãng lại đề phiên bản 240GB này có tốc độ 555 – 510 MB/s??
Vỏ hộp được chăm chút kĩ về hình thức. Trên mặt trước là hình ảnh sản phẩm, các thông tin về tốc độ, dung lượng, bảo hành… Theo đó, SSD Kingston HyperX có chế độ bảo hành 3 năm, tốc độ đọc-ghi đạt được là 525 – 480 MB/s. Trong khi đó trên website của hãng lại đề phiên bản 240GB này có tốc độ 555 – 510 MB/s??
Mặt sau của vỏ hộp là vài dòng quảng cáo bằng nhiều thứ tiếng, không mang nhiều ý nghĩa lắm. Điều duy nhất hay ho là có cả tiếng Việt. Ngay dưới đó là danh sách các phụ kiện đi kèm của bản “Upgrade kit”, bao gồm ổ SSD Kingston HyperX, một box gắn ngoài giao tiếp USB 2.0, một khay chuyển 3,5” sang 2,5” để gắn vào thùng máy, 1 cáp SATA 3, 1 đĩa cài đặt phần mềm và 1 bộ tua-vít để lắp khay chuyển.
Mặt sau của vỏ hộp là vài dòng quảng cáo bằng nhiều thứ tiếng, không mang nhiều ý nghĩa lắm. Điều duy nhất hay ho là có cả tiếng Việt. Ngay dưới đó là danh sách các phụ kiện đi kèm của bản “Upgrade kit”, bao gồm ổ SSD Kingston HyperX, một box gắn ngoài giao tiếp USB 2.0, một khay chuyển 3,5” sang 2,5” để gắn vào thùng máy, 1 cáp SATA 3, 1 đĩa cài đặt phần mềm và 1 bộ tua-vít để lắp khay chuyển.
Lên đến tầm HyperX, ngay đến đầu tượng – hình ảnh có thể coi là “linh vật” của Kingson cũng có sự thay đổi, trông oai và ngầu hơn hẳn.
Mở vỏ hộp ra, bên trong là chiếc SSD được bọc bởi lớp mút cứng chống va đập.
Có thể thấy sự chăm chút của Kingston đối với sản phẩm khi hãng trang bị thêm cả khay chuyển 3,5” – 2,5” để gắn vào thùng máy, tua-vít 3 đầu bắt ốc cho khay chuyển này và cả 1 cáp SATA 3 nữa. Ngoài ra còn có cả box gắn ngoài phục vụ nhu cầu di chuyển dữ liệu, chỉ tiếc rằng box này chỉ sử dụng giao tiếp USB 2.0.
Có thể thấy sự chăm chút của Kingston đối với sản phẩm khi hãng trang bị thêm cả khay chuyển 3,5” – 2,5” để gắn vào thùng máy, tua-vít 3 đầu bắt ốc cho khay chuyển này và cả 1 cáp SATA 3 nữa. Ngoài ra còn có cả box gắn ngoài phục vụ nhu cầu di chuyển dữ liệu, chỉ tiếc rằng box này chỉ sử dụng giao tiếp USB 2.0.
Kingston HyperX 240GB mang hình thức không lẫn vào đâu được của một sản phẩm high-end, mang sắc xanh truyền thống của dòng HyperX. Khác với nhiều sản phẩm khác, chiếc SSD này sử dụng loại ốc lục lăng đặc biệt có chấu ở chính giữa. Rất khó để tìm tua-vít mở loại ốc này trên thị trường.
Kingston HyperX 240GB mang hình thức không lẫn vào đâu được của một sản phẩm high-end, mang sắc xanh truyền thống của dòng HyperX. Khác với nhiều sản phẩm khác, chiếc SSD này sử dụng loại ốc lục lăng đặc biệt có chấu ở chính giữa. Rất khó để tìm tua-vít mở loại ốc này trên thị trường.
Chiếc SSD đương nhiên sử dụng giao tiếp SATA 3 tốc độ 6 Gb/s. Trên sản phẩm vẫn có sự hiện diện của jumper – thứ không thực sự cần thiết ngày nay.
Ý kiến bạn đọc [ 0 ]
Ý kiến của bạn