Đảo Bréhat - sự pha trộn giữa ôn đới và nhiệt đới

Thứ Sáu, 16 tháng 3, 2012

Tôi chọn đi đến đảo Bréhat vào giữa chiều và ngủ đêm trên đảo. Lý do cũng đơn giản thôi, du khách thường chỉ thăm đảo một ngày, họ bắt tàu từ đất liền vào buổi sáng và quay trở về lúc 17h. Thế nên nếu chẳng may đi trùng giờ với họ là sẽ phải xếp hàng lâu và đến đảo thì cũng chỉ toàn nhìn thấy người thôi.



Một chút lịch sử
Hòn đảo được tìm thấy và có người sinh sống vào thế kỷ thứ 5 sau công nguyên, chủ yếu là người dân gốc Anh Quốc di dời đến đây để trốn những cuộc tấn công của hải tặc phương Bắc. Sau đó, nhờ sự thanh bình của hòn đảo, nhiều tu sĩ Thiên Chúa giáo đã chọn nơi này làm nơi tu luyện và truyền đạo. Nhưng sự thanh bình cũng chỉ tồn tại được đến thế kỷ 17 khi mà xung đột giữa 2 người láng giềng Anh Pháp ngày càng mạnh. Toàn bộ khu eo biển giữa 2 cường quốc này liên tục là chiến trường của những trận đánh trên biển ác liệt và đảo Bréhat phải hứng chịu khá nhiều bom đạn lạc. Cũng trong thời kỳ này, người dân đảo phải chiến đấu để bảo vệ mạng sống của mình và sự quả cảm của họ đã trở thành truyền thuyết.



Đảo Bréhat tuy nhỏ nhưng lại được phân chia thành 2 thế giới khá là khác nhau. Phần phía nam của đảo có nhiều làng mạc với những khu vườn hoa đẹp tuyệt vời.
Biệt danh « hòn đảo của hoa và đá đỏ ». Vì nằm gần gulf stream (dòng biển ấm đi từ Đại Tây Dương vào) nên vùng này có khí hậu ôn hòa hơn rất nhiều so với thời thiết ôn đới nói chung của Châu Âu. Sự ấm áp của nhiệt độ cho phép phát triển cây cối hoa lá rất canh tươi, như thể trong một vùng nhiệt đới vậy. ĐI dọc theo hòn đảo, tôi thấy rất nhiều gia đình trồng trọt các vườn hoa xuất xứ từ nước ngoài (Châu Phi, Châu Úc)… nhằm mục đích xuất khẩu sang đất liền
 
Phía bắc hầu như không có dân ở, chỉ lèo tèo vài ngôi nhà chài cá. Tại đây, nổi bật nhất là những dải đá màu hồng đỏ pha trộn với màu xanh đậm của biển

Với vị trí địa lý, đảo Bréhat luôn hướng đến những nghề nghiệp liên quan đến biển. 
Ngành chài không đủ để nuôi người dân của hòn đảo này. Đa số các gia đình làm rất nhiều nghề khác nhau
Trên đảo ngoài trồng hoa ra, đất canh tác không trồng đủ rau quả, nói chung là rất khan hiếm các mặt hàng tiêu thụ hàng ngày. Vì thế, cần phải nhập rất nhiều từ đất liền. Hàng ngày có khoảng hơn chục chuyến tàu chở hàng như thế này

Đảo Bréhat đặc biệt thơ mộng vào lúc hoàng hôn, khi mà những tia nắng cuối cùng rọi vào dải đá màu đỏ hồng.
Và trong lúc bình yên như thế này, có lẽ chỉ còn mình tôi là du khách trên hòn đảo này. Tôi ngồi tĩnh lặng mặt hướng về biển và cảm nhận toàn bộ sự hoang dã của nơi đây
Hải đăng trên đảo có khoảng 5 cái nhưng cái này là nổi tiếng hơn cả. Người địa phương có kể truyện rằng các đôi sắp cưới hay đến "xin quẻ" tại đây. Họ ném hòn sỏi vào dải nước biển giữa hải đăng và vách đá. Nếu hòn sỏi không chạm vách đá thì OK còn không thì phải lùi ngày cưới sang năm sau.
Sáng sớm hôm sau, tôi bắt chuyến tàu sớm nhất để trở về đất liền, tạm biệt đảo Bréhat
Xem thêm bài viết cùng chuyên mục:

Ý kiến bạn đọc [ 0 ]


Ý kiến của bạn