Bệnh trĩ đối với dân văn phòng: Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Thứ Tư, 21 tháng 3, 2012
Đối với những người làm văn phòng thì nguy cơ mắc bệnh trĩ rất cao. Và một trong những nguyên nhân khiến cho những người làm công việc văn phòng dễ bị căn bệnh này là do ngồi quá nhiều trong thời gian liên tục kéo dài. Chị em phụ nữ, nhất là những chị em đang có ý định mang thai thì vấn đền này càng chú ý.


Nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ là do chế độ ăn uống không hợp lý, thiếu chất xơ (gây táo bón), ít vận động, sinh hoạt không điều độ, lạm dụng thuốc (nhuận tràng, giảm đau, lợi tiểu…) hoặc có bệnh về đường ruột. Thực chất, bệnh trĩ là do bị giãn tĩnh mạch quá mức ở tổ chức cơ tại trực tràng, hậu môn dẫn đến hình thành các búi trĩ. Nếu bệnh nặng, các sợi cơ này sẽ bị chùng, nhão cộng thêm áp lực trong xoang bụng tăng, búi trĩ sẽ căng phồng to lên, làm các dải treo bị đứt hẳn và sa ra ngoài.
Triệu chứng thường thấy nhất của bệnh trĩ là đại tiện ra máu, thường là màu đỏ tươi, xảy ra ngay sau khi đại tiện, hiếm khi trĩ gây xuất huyết ồ ạt nhưng lâu ngày có thể tạo ra thiếu máu mạn tính và nặng. Sau một thời gian thì trĩ lớn và sa, mới đầu hiện tượng sa chỉ nhiều nhất lúc đi đại tiện nhưng về sau sẽ sa liên tục. Bệnh nhân rất đau, nhất là khi ngồi hoặc di chuyển rất khó khăn. Vùng hậu môn và quanh hậu môn bị sưng phù nhiều, tách rộng ra hai bên sẽ thấy niêm mạc trĩ nội thuyên tắc nằm ở giữa. Hai màu niêm mạc trong và ngoài rất khác nhau.
Bệnh trĩ nếu không chữa trị kịp thời sẽ có thể gây ung thư và nặng hơn sẽ là tử vong, vì thế khi thấy những triệu chứng như trên thì bạn phải mau chóng đến bệnh viện để có phương pháp điều trị tốt nhất . Tốt hơn hết thì ngay từ giờ chúng ta phải học cách để phòng tránh căn bệnh này. Sau đây là những cách để phòng tránh bệnh trĩ đơn giản mà rất hiệu quả dành cho những người làm công việc văn phòng.
-         Tư thế: Nên tránh đứng hoặc ngồi trong một thời gian dài vì như thế sẽ làm tăng áp lực tĩnh mạch chủ, do vậy sẽ dễ gây mắc bệnh trĩ. Vì thế khi đi làm, bạn nên tránh ngồi lâu hay đứng lâu một chỗ, năng hoạt động đi lại, nếu công việc đòi hỏi phải ngồi trong thời gian dài thì bạn nên đứng lên 5 đến 10 phút sau khoảng một tiếng ngồi làm việc. Điều đáng lưu ý là không nên lót gối mềm dưới mông, nó sẽ làm tăng hiện tượng chèn ép các tĩnh mạch.
-         Thói quen ăn uống: Bạn nên tập thói quen uống nước nhiều, một ngày nên uống ít nhất là 1,5 lít nước, sẽ rất tốt cho sức khỏe của bạn và cũng là một cách phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả. Nó sẽ giúp cho việc tiêu hóa của bạn tốt hơn. Ăn nhiều rau cải, trái cây cũng giúp cho phân mềm, khối phân tăng thêm nhờ đó mà chúng ta sẽ gián tiếp tránh được bệnh trĩ. Nên tránh dùng các thức ăn nóng vì sẽ làm bạn khó tiêu hóa và gây táo bón. Đặc biệt chú trọng dùng các đồ ăn thức uống có tính thanh nhiệt nhuận tràng như cháo đậu xanh, chuối tiêu, đu đủ, rau mồng tơi, rau lang, rau rệu, thanh long, nước cam, nước ép mã thầy, bột sắn dây,…
-         Thường xuyên luyện tập thể dục: Phải thường xuyên rèn luyện thể lực bằng các hình thức như tập thể dục, luyện khí công dưỡng sinh, thái cực quyền, yoga, đi bộ…Bạn cũng có thể áp dụng bài tập sau vào buổi sáng khi tỉnh giấc và buổi tối trước khi đi ngủ: Đầu tiên, chọn tư thế nằm ngửa, ở phần thắt lưng đặt một cái gối, đệm cao phần mông. Tiếp theo, nâng cao hai chân ở tư thế bắt chéo như ngồi xếp bằng tròn. Khi nâng cao phần mông không dùng lực, thả lỏng cơ hậu môn, duy trì tư thế này trong 2-3 phút. Ở tư thế này, do mông cao hơn tim nên máu không ứ ở hậu môn trực tràng, cơ hậu môn được thả lỏng tạo điều kiện cho huyết dịch lưu thông tốt. Đây là bài tập đơn giản mà lại tốn rất ít thời gian nhưng lại rất hiệu quả trong việc phòng tránh bệnh trĩ.
Mỹ Thanh
Xem thêm bài viết cùng chuyên mục:

Ý kiến bạn đọc [ 0 ]


Ý kiến của bạn