Bình Dương: Phát hiện 2 đàn heo nhiễm chất cấm

Thứ Hai, 19 tháng 3, 2012
Thứ Hai, 19/03/2012 - 10:52
dantri.com.vn
Chiều 18/3, ông Tạ Ngọc Khang, Chi cục phó Chi cục Thú y Bình Dương, cho biết Cơ quan Thú y vùng 6 vừa gửi văn bản thông báo kết quả xét nghiệm heo tại 2 cơ sở chăn nuôi ở Bình Dương dương tính với beta-agonist - nhóm chất cấm sử dụng trong chăn nuôi.
 >> Tại sao thịt siêu nạc lại độc?
 >> Làm gì khi ăn phải thịt siêu nạc có độc chất?
 
Hộ chăn nuôi tại ấp 4, xã Trừ Văn Thố, huyện Bến Cát - Bình Dương nhận biên bản xử phạt từ cơ quan chức năng

Đó là hộ ông Nguyễn Văn Hùng ngụ tại ấp 4, xã Trừ Văn Thố và hộ ông Trịnh Ngọc Quang ngụ tại ấp Bến Lớn, xã Lai Uyên, huyện Bến Cát. Thanh tra Chi cục Thú y Bình Dương đã lập biên bản, xử phạt 25 triệu đồng đối với mỗi trường hợp.

Theo ông Khang, heo của hai hộ trên bị Chi cục Thú y Bình Dương phát hiện và lấy mẫu để gửi xét nghiệm cách đây khoảng một tuần. Hai hộ này đều không khai báo nguồn gốc thức ăn có chất cấm được mua về từ đâu. Hiện cơ quan thú y đã yêu cầu họ thay đổi thức ăn cho heo, sau đó sẽ lấy mẫu xét nghiệm lần hai, nếu vẫn dương tính với chất cấm thì tiếp tục phạt.

Cũng theo ông Khang, hiện có 5 đoàn công tác được Chi cục Thú y Bình Dương thành lập đang lấy mẫu xét nghiệm tại 200 trang trại chăn nuôi heo lớn ở Bình Dương để kiểm tra chất lượng thịt heo có nhiễm chất cấm hay không.

Còn ở Đồng Nai, đến nay, cơ quan chức năng đã tịch thu hàng tấn thực phẩm gia súc nghi chứa chất cấm (vì ở ngoài bao bì ghi sản phẩm có khả năng tạo nạc, bung đùi, bung mông…). Mẫu các sản phẩm trên đã được gửi xét nghiệm nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả. Mặc dù vậy, người tiêu dùng ở Đồng Nai hiện rất ái ngại khi mua thịt heo để dùng. Ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, đưa ra con số đáng lo ngại: Giá heo hơi từ 52.000 đồng đã giảm xuống còn 42.000 đồng/kg, trong khi giá đầu tư là 48.000 đồng/kg. Người chăn nuôi bị thiệt hại nặng nề, nguy cơ thiếu hụt sản lượng thịt heo, mất cân đối về giá sẽ xảy ra.

Ông Phạm Đức Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, đề nghị: Phải tìm ra người cung cấp chất cấm, xử lý nghiêm, đồng thời phạt nặng người sử dụng chất cấm, rút giấy phép những trại chăn nuôi vi phạm. “Cần phải làm một cuộc đại phẫu trong ngành chăn nuôi, giám sát lại tất cả các khâu xem khâu nào lơi lỏng để chất cấm có thể lọt vào, từ đó xử lý triệt để” – ông Công đề xuất.

Ông Trần Văn Quang, Chi cục phó Chi cục Thú y Đồng Nai, cho biết sắp tới, Đồng Nai sẽ tăng cường lực lượng kiểm tra nhanh các đàn heo để phát hiện heo ăn thực phẩm có chất cấm. Ông Quang cũng kiến nghị chính quyền các huyện, thị xã ở Đồng Nai tăng cường hợp tác với lực lượng thú y để chấn chỉnh công tác giết mổ lậu. Những lò giết mổ lậu ở tỉnh này được xem là nơi “tụ hội” của heo bẩn trước khi đến bàn ăn của người tiêu dùng.

Theo Như Phú
Người lao động

Thứ Hai, 12/03/2012 - 07:05
(Dân trí) - Gần hai thập kỷ gần đây việc sử dụng trái phép hoóc-môn nhóm β-agonists để kích thích tăng trưởng, tạo thịt siêu nạc đã được cảnh báo ở Châu Âu và Mỹ. Đây cũng là vấn đề bức xúc của các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam.
 >>  Gần 30% thịt heo bày bán ở Việt Nam nhiễm chất độc
 
Dùng thuốc trị bệnh quá liều để có lợn siêu nạc

β-agonists là nhóm các hoóc môn tự nhiên, có nguồn gốc từ các Catecholamines (Adrenaline, Noradrenaline và Dopamine), có tác dụng làm giãn cơ cuống phổi, giãn cơ tử cung, đồng thời kích thích giải phóng insulin và quá trình phân giải glucose.

Các hoóc-môn β-agonists chia làm 3 nhóm:
- Nhóm β-agonists có tác dụng ngắn (Short acting β2-agonist-SABS), thường dùng là Salbutamol, Terbutaline. Được dùng để cắt cơn hen ở người, nhất là trong cấp cứu (dùng SABS dạng hít).         
- Nhóm β-agonists có tác dụng lâu dài (Long acting β2-agonist-LABS), thường dùng là Clenbuterol, Formoterol, Salmeterol. Dùng để cắt cơn hen về đêm và phòng các cơn hen tiếp theo ở người. Trong Thú y, chỉ được phép dùng Clebuterol để điều trị bệnh viêm phế quản ở ngựa, bê và trong bệnh sản khoa của bò cái.
- Nhóm β-agonists kết hợp gồm có Budesonide, Fluticasone, Inratropium…         

Bên cạch các tác dụng trên, β-agonists được chứng minh là chất chuyển đổi khá hiệu quả, làm giảm lượng mỡ của cơ thể, kích thích phát triển cơ ở gia súc (lợn, cừu) và gia cầm, khi đó người ta phải dùng õ-agonists gấp 5-10 lần điều trị. Đây chính là lý do của việc sử dụng trái phép õ-agonists trong thức ăn chăn nuôi (đặc biệt là chăn nuôi lợn) dẫn đến việc tồn dư các chất này trong sản phẩm động vật.

Việc sử dụng các loại β-agonists bổ sung trong thức ăn gia súc để làm tăng tủy lệ thịt nạc, giảm mỡ, làm thịt nạc có màu đỏ và đẹp hơn không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà trên khắp thế giới, đặc biệt ở những nước đang phát triển. Trong các loại β-agonist sử dụng trái phép trong chăn nuôi thì  phổ biến hơn cả là Salbutamol.

Thịt siêu nạc do hóa chất gây hại như thế nào?

Các ảnh hưởng không mong muốn của hoóc môn β-agonist là làm tim đập nhanh, rung cơ, hồi hộp lo lắng, và ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất. Do đó, nếu người tiêu dùng ăn phải sản phẩm động vật có tồn dư hoóc-môn õ-agonist, sẽ bị ngộ độc, có các triệu chứng trên, nếu nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng.         

Vệc sử dụng các loại hoóc môn nói chung và β-agonists nói riêng trong thức ăn chăn nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của cộng đồng, nên phải được ngăn chặn.

Để tránh mua phải thị lợn có có chứa Salbutamol, các chuyên gia Thái Lan khuyến cáo người tiêu dùng không nên lựa chọn thịt của những con lợn có ít hoặc hầu nhưng không có mỡ, và tránh chọn những miếng thị nạc nguyên có màu đỏ hơn bình thường.

Chu Đình Tới


dantri.com.vn - Thứ Năm, 01/03/2012 - 09:36
Biểu hiện khi ăn thịt siêu nạc có chất ractopamine và clenbuterol gồm: lo lắng bất an, rối loạn nhịp tim, ù tai, tim đập quá nhanh, cơ mặt và các chi run rõ rệt, đau cơ, buồn nôn...
 >>  Cứ thịt lợn siêu nạc là “độc”?

  
Theo các bác sỹ, thời gian ủ bệnh từ 30 phút-2 giờ, tùy lượng thịt ăn phải. Khi xác định đã ăn phải thịt siêu nạc có độc chất, việc đầu tiên nên làm là uống nhiều nước để chất độc được đào thải ra ngoài, sau đó đến bệnh viện để được chỉ định biện pháp điều trị tiếp theo. Cấp cứu tại nhà như sau:

- Rửa dạ dày bằng dung dịch thuốc tím tỷ lệ 1:5000 hoặc axit tannic 1%.

- Dùng 40-60ml thuốc nhuận tràng magnesium sulfate để kích thích đi ngoài.

- Uống thuốc đối kháng atenol (altenolol) 12,5-25mg, mỗi ngày 3 lần để ngăn tình trạng loạn nhịp tim, sau khi nhịp tim đã ổn định đổi thành liều 12,5mg, mỗi ngày 2 lần, liên tục trong 3 ngày. Có thể dùng propranolol (không áp dụng với bệnh nhân hen suyễn hoặc có tiền sử phổi tắc nghẽn), mỗi lần 10-30mg, ngày 3 lần liên tục trong 3 ngày.

- Truyền tĩnh mạch 1.000ml truyền tĩnh mạch muối đẳng trương có glucose được bổ sung vitaminC 1,0gram.

Theo Gia Vinh
An Ninh Thủ Đô
Xem thêm bài viết cùng chuyên mục:

Ý kiến bạn đọc [ 0 ]


Ý kiến của bạn