Do đâu các người khổng lồ công nghệ Nhật Bản đang dần suy yếu? Phần II

Chủ Nhật, 4 tháng 3, 2012


Thất bại đầu đời của Sony


G-type, thành công đầu tiên của ToTsuKo


Máy nhỏ bên phải là H-1


Tháng 2 năm này, Morita quyết định thay đổi tên logo trên sản phẩm của họ nhằm bước đầu mở rộng bờ cõi cho công ty, cũng bởi lẽ chẳng ai có thể đọc được cái tên dài ngoằn "Tokyo Tsushin Kougyo" hay "ToTsuKo" ngoài người Nhật. Morita dựa theo tên sản phẩm đầu tay của họ là Soni-tape, kết hợp với chữ SONUS của tiếng Latin (đồng nghĩa với SOUND hay SONIC trong tiếng Anh) và từ SONNY, với ý nghĩa là chú nhóc nhỏ. Nhưng theo Morita, SONNY không chỉ mang ý nghĩa nhỏ bé, mà ở đây "nhỏ nhưng có võ", tuy là công ty nhỏ nhưng có thể tạo ra các sản phẩm chấn động cả thế giới bởi những người đầy tâm huyết. Từ đây chữ SONNY được rút lại thành SONY, và đây có thể nói là cái tên dễ đọc và dễ nhớ nhất của ngành công nghiệp điện tử Nhật Bản. Đến tháng 9 năm 1955, ToTsuKo chính thức bán ra radio TR-55 bán dẫn transistor đầu tiên của châu Á, đây cũng là sản phẩm đầu tiên mang logo SONY của công ty.


[IMG]


Năm 1957, ToTsuKo cho ra đời radio transistor nhỏ nhất thế giới TR-63. Đây là sản phẩm bán ra đầu tiên tại Mỹ và được người Mỹ gọi là "pocket radio" bởi TR-63 có thể bỏ túi dễ dàng. Ngày nay trong từ điển tiếng Anh, từ "pocketable" được dùng rộng rãi chính là bắt nguồn từ chiếc radio này. TR-63 được chào đón nhiệt liệt tại Mỹ và Nhật đến nỗi giữa chừng ToTsuKo phải tuyên bố ngừng bán tiếp do sản xuất không theo kịp nhu cầu. Một năm sau chiếc radio transistor thứ 3 của họ là TR-610 với kích thước nhỏ hơn cả TR-63 và lần này ngoài Mỹ, cái tên SONY chính thức bay tới châu Âu.


SONY TR-610


Bảng hiệu quảng cáo đầu tiên của Sony


SONY TV8-301


SONY SV-201


SONY CV-2000


SONY SL-6300


SONY BDZ-S77


SONY KV-1310


Masaru Ibuka nhận giải Emmy


SONY KDL-46X1000


Sau khi tham gia thị trường LCD, Sony muốn tìm 1 công nghệ mới nhằm tránh đụng độ với Sharp tại lĩnh vực này, họ chuyển sang nghiên cứu Oled song song với việc vẫn chú tâm vào LCD. Năm 2007 chúng ta lại được Sony giới thiệu chiếc tivi oled thương mại đầu tiên trên thế giới mang mã XEL-1 lớn 11 inch, dày 3mm. Tấm nền và công nghệ hoàn toàn do 1 mình Sony độc lập chế tạo ra. Thế là cái giá của nó cũng trên trời như bao sản phẩm trước đó do chính họ tự làm ra từ A tới Z, $2000 cho 1 tivi màn hình 11 inch. Khi nhìn tận mắt XEL-1 tại showroom của Sony, tôi chỉ có thể dùng 2 chữ "đáng tiếc" khi nói về nó. Đây được xem là sản phẩm nữa vời của Sony như chính cái tivi transistor đầu tiên của họ. Đối với tôi, chưa từng thấy qua màn hình nào rõ, đẹp, sắc nét như vậy (sau này cái 8K của Sharp nhìn sắc xảo hơn), nhưng với chỉ 11 inch, Sony tính làm cho ai xem? Những con khỉ trong sở thú chăng? Giá bán cũng không phải nguyên nhân chính, bởi họ có thể biến oled thành loại tivi cao cấp bên cạnh Bravia bình dân. Chính tỷ lệ 11 inch đã giết chết XEL-1. Tại thời điểm cuối năm 2007, nếu Sony bán ra tivi oled 26 inch hay 32 inch với giá dao động từ $3000-3500 thì có lẽ ngày nay Sony đã tạo ra 1 thị trường riêng cho dòng oled mà họ là người đứng đầu. Ai cũng biết sau gần 5 năm, LG và Samsung mới chính thức bán ra tivi oled phiên bảng tương đối lớn là 40 inch trong năm nay, mở đầu cho dòng tivi oled trên thế giới. Còn Sony, họ đã bỏ xó thành quả công nghệ do mình tạo ra cho người khác hưởng.


SONY TA-1120


SONY CDP-101


SONY CDP-101


SONY Walkman


SONY Walkman


Hai năm sau khi chiếc compact disc player ra đời, Sony lại khiến mọi người bỡ ngỡ khi họ lại bán ra CD potable (CD Walkman) đầu tiên trên thế giới nhỏ trong tầm tay, kích cỡ vừa đúng với bốn vỏ CD nhập lại. Năm 1999, để kỷ niệm 15 năm ra đời của CD Walkman, Sony thiết kế lại mẫu mã CD Walkman D-E01 theo dạng hình tròn, sử dụng công nghệ chống sốc G-Protection nổi tiếng của họ cùng độ mỏng hơn phân nữa khi họ chuyển sang dùng Ni-MH battery dẹt. Và cũng giống với Walkman, các hãng khác cũng lần lượt ra các CD portable sau này với thiết kế không thể khác hơn mẫu D-E01.


[IMG]


Năm 1992, Sony lại bắt người dùng phải thán phục trước sức sáng tạo của họ khi cho ra lò máy MD Walkman đầu tiên trên thế giới. Nếu nói về công nghệ cùng chất lượng âm thanh thì Walkman và CD Walkman thua xa MD Walkman. Chuẩn âm thanh ghi trong MD-disc gần như tuyệt đối so với CD gốc, còn đầu đọc MD lại có những công nghệ âm thanh mà trên Walkman hay trên CD Walkman không thể tạo ra. Ngay lúc đầu thì đây là sản phẩm bán rất chạy, nhưng sau đó người dùng nhận ra sự bất tiện của nó, chính là việc MD-disc chỉ sử dụng cho đầu đọc chuyên môn, không thể dùng như CD hay Cassette có thể dùng rộng rãi trên mọi thiết bị. Điều gây khó hiểu là trên các khay chứa dĩa CD của đầu đọc đều hỗ trợ chuẩn 80 mm của Sony trước đó, nhưng MD lại là 64 mm và phải được bỏ vào hộp riêng, khiến chuẩn này hoàn toàn không có chỗ đứng trên thị trường. Tuy nhiên, MD vẫn được ưa chuộng tại Nhật cho tới tận năm 2004 khi chiếc Hi-MD ra đời với kỹ thuật âm thanh thuộc loại tốt nhất của Sony cho dòng Walkman, thì người ta nhận ra rằng thời đại MD bắt đầu kết thúc khi những chiếc ipod classic nhỏ gọn hơn, chứa nhiều bản nhạc hơn bắt đầu được đón nhận tại thị trường này.


SONY MZ-NH1


Morita (trái) và Ibuka (phải)

Theo nguồn

Xem thêm bài viết cùng chuyên mục: , , , , , , , , , , ,

Ý kiến bạn đọc [ 0 ]


Ý kiến của bạn