Dương thức Thái cực quyền

Thứ Ba, 20 tháng 3, 2012




Dương Lộ Thiền Dương thức Thái Cực Quyền là một trong những lưu phái Thái Cực Quyền được sáng lập bởi Dương Phúc Khôi, tự Lộ Thiền (1800-1873), người huyện Vĩnh Niên – Tỉnh Hà Bắc – Trung Quốc. Vào năm Quang Đạo nhà Thanh, Dương Phúc Khôi bái Trần Trường Hưng (Trần thức Thái cực danh sư đời thứ 14 họ Trần) làm thày và theo học Trần thức Thái Cực Quyền . Hình bên là chiêu thức "Đơn tiên" trong quyền lộ của Dương gia Thái cực do quyền sư Dương Trừng Phủ biểu diễn
Dương Lộ Thiền Dương thức Thái Cực Quyền là một trong những lưu phái Thái Cực Quyền được sáng lập bởi Dương Phúc Khôi, tự Lộ Thiền (1800-1873), người huyện Vĩnh Niên – Tỉnh Hà Bắc – Trung Quốc. Vào năm Quang Đạo nhà Thanh, Dương Phúc Khôi bái Trần Trường Hưng (Trần thức Thái cực danh sư đời thứ 14 họ Trần) làm thày và theo học Trần thức Thái Cực Quyền.
Ông là đệ tử Trần thức Thái Cực Quyền ngoại họ đầu tiên. Sau khi đắc truyền vào khoảng năm 1850, Dương Phúc Khôi đến Bắc Kinh mở lớp truyền dạy Thái Cực Quyền. Vào thời điểm này, ông đã từng bước sửa đổi, loại bỏ một số động tác phát kình, nhảy bộ tương đối khó của các bài quyền Lão giá của Trần thức, đồng thời sáng tạo ra Thái Cực Quyền mang phong cách nhà họ Dương, về sau được con là Dương Kiện Hầu và cháu nội Dương Trừng Phủ (1883-1936) chỉnh sửa, định hình thành các bài quyền Dương thức như ngày nay.

Các tư thế và động tác của Dương thức Thái Cực Quyền thể hiện sự đơn giản, nhu mềm, phóng khoáng, tiết tấu chậm rãi. Dương Trừng Phủ đã tổng kết lại thành Thập yếu (mười điểm cốt yếu) khi luyện tập Dương thức Thái Cực Quyền như sau:
“Hư lãnh đỉnh kình”, “Hàm hung bạt bối” (ngực thu, lưng thẳng), “Tung yêu” (buông lỏng eo), “Thực hư phân minh” (động tác hư thực phải rõ ràng), “Dụng ý bất dụng lực” (lấy ý niệm là chính, ít dụng lực), “Trầm khiên trụy trừu” (vai và tay chỏ trầm), “Thượng hạ tương tùy” (trên dưới nhịp nhàng), “Nội ngoại tương hợp” (ý, khí bên trong cơ thể phải vận động phù hợp với động tác ở bên ngoài), “Liên miên bất đoạn” (động tác liên kết với nhau, vận động không ngừng), “Động trung cầu tĩnh”
Tuy thân hình vận động nhưng tư tưởng, tinh thần phải hết sức tĩnh tại.





(Theo www.phongthuyhoingo.vn)
Xem thêm bài viết cùng chuyên mục:

Ý kiến bạn đọc [ 0 ]


Ý kiến của bạn