Đầu tiên, lấy một cánh hoa, và 1 chiếc lá trên bông hoa hồng vàng cho vào cốc thủy tinh. Sau đó dùng nước cất 2 lần rửa sạch.
Bước thứ hai, cho axit nitric (HNO3) cùng với nước cất vào trong cốc thủy tinh
Đem đun nóng nhằm loại trừ các kim loại khác (Vì các kim loại khác sẽ bị tan hết trong HNO3, riêng vàng không bị tan).
Quan sát thấy trong cốc thủy tinh, cánh hoa và lá không bị tan chảy, bước đầu chứng tỏ có vàng.
Đem nước cất rửa lại cánh và lá hoa hồng
Bước thứ ba, đem cánh hoa và lá hoa vào nước cường thủy (hỗn hợp axit nitric (HNO3) và Axit Clohidric (HCl) tỉ lệ 1:3).
Cho nước cường thủy vào cốc thủy tinh có chứa cánh và lá hoa
Sau đó, đun sôi để axit bay hơi
Quan sát thấy cánh và lá hoa đã bị tan chảy trong nước cường thủy
Tiếp tục đun sôi để cô lại thành muối
Trong quá trình đun sôi, thấy trong cốc thủy tinh trơ lại một miếng nhựa dẻo màu trắng cùng với nước màu vàng.
Miếng nhựa có hình cánh hoa hồng
Gắp bỏ miếng nhựa dẻo màu trắng ra ngoài, tiếp tục đun sôi dung dịch từ cánh và lá hoa hồng bị tan chảy để kiểm tra
Bước thứ tư, kiểm tra, so sánh bằng hai thí nghiệm như sau:
Lấy tờ giấy lọc, tẩm dung dịch thử vàng (tirava) vào rồi để khô.
Sau đó lấy một ít dung dịch vàng thật
Cho dung dịch vàng thật vào mẫu thử. Để một lúc thấy trên trung tâm tờ giấy lọc có mẫu thử kết tủa màu nâu nhạt.
Sau khi dung dịch cô lại thành muối, thấy dưới đáy cốc thủy tinh có màu đen
Sau đó kiểm tra bằng các bước tương tự như trên với dung dịch cô được từ cánh và lá hoa hồng
Thấy ngay trên trung tâm tờ giấy lọc có mẫu thử kết tủa màu đen, không giống màu chuẩn vàng thật ở trên.
Thấy rõ sự khác nhau trên hai tờ giấy lọc có tẩm dung dịch vàng thật và dung dịch cô được từ cánh và lá hoa hồng
Làm lại 3 lần với dung dịch cô được từ cánh và lá hoa hồng mạ vàng ngoài thị trường đều cho ra kết tủa màu đen. Do đó kết luận đây là kim loại khác không phải vàng.
Hình ảnh thí nghiệm vạch mặt hoa hồng dát vàng siêu đắt
Ý kiến bạn đọc [ 0 ]
Ý kiến của bạn