Lưu vực sông Loa, xứ sở của những lâu đài

Thứ Tư, 7 tháng 3, 2012
Nước Pháp không chỉ có Paris mà còn sở hữu rất nhiều danh lam thắng cảnh khác nữa. Chỉ cách Paris vài trăm cây là một thế giới đậm chất lãng mạn : lưu vực sông Loa (Loire), vùng đất của những tòa lâu đài tráng lệ nhất Châu Âu và là cái nôi của lịch sử nước Pháp. Trong vòng vài trăm năm, đây đã từng là kinh đô văn hóa và nghệ thuật của toàn Châu Âu.  Lưu vực sông Loire trải dài trên 1000km và dọc theo nó là một loạt các lâu đài được xây dựng ở những thời điểm khác nhau nhưng nhiều nhất vẫn là vào thời kỳ Trung Cổ và Phục Hưng. 

Từ thế  kỷ thứ 10, những cuộc chiến tranh dành quyền lực giữa các quận chúa xảy ra liên miên. Điều đó khiến các quận chúa phải xây dựng hệ thống phòng thủ để bảo vệ lãnh thổ của mình. Nhu cầu xây dựng các pháo đài kiên cố càng quan trọng hơn khi giữa Anh và Pháp xảy ra xung đột chính trị dẫn đến Chiến Tranh 100 năm (1337-1453). Các bạn có thể xem bộ phim « Joan of Arc » để hiểu rõ hơn về giai đoạn lịch sử này. Nhưng khi thời kỳ Phục Hưng sinh ra (thế kỷ 16), các pháo đài kiên cố không còn giá trị sử dụng nữa vì chiến tranh đã kết thúc. Đó cũng là thời kỳ vàng son của phát triển nghệ thuật. Các chiến hào đã được tu sửa lại và trở thành lâu đài dành cho các hoạt động tiêu khiển hoặc nhà ở cho các triều đại vua chúa Pháp. Và phải chờ đến thế kỷ 19, các lâu đài sông Loire mới thực sự trở nên nổi tiếng nhờ các tác phẩm văn học và hội họa.  Sau đây, tôi xin giới thiệu một số lâu đài tiêu biểu nhất mà tôi đã từng thăm

CHAMBORD
Tọa lạc trong một khu rừng thông bát ngát là tòa lâu đài top ten của thế giới. Công trình kiến trúc này chính là cái nôi của dòng kiến trúc Phục Hưng nước Pháp và cũng là biểu tượng quyền lực và tài chính của hoàng gia Pháp.  


Chambord mang đậm dấu ấn của François đệ nhất bởi ông là người chiêu mộ những nghệ sỹ xuất chúng nhất để xây tòa lâu đài
"Salamandre" hay còn gọi là con tắc kè khè lửa, biểu tượng của François đệ nhất.

CHENONCEAUX
Lâu đài Chenonceaux được biết đến không những bởi lối kiến trúc độc đáo mà còn bởi tiểu sử đặc biệt bởi nó được yêu mến, quản lý và bảo vệ bởi những người phụ nữ lừng danh trong lịch sử Pháp. Biệt danh « lâu đài của phụ nữ » xuất phát từ việc khắp nơi trong công trình kiến trúc này đều mang đậm dấu ấn của phái yếu đặc biệt trong cách bài trí nội thất và khu vườn uyển hoàng gia. Đầu tiên phải kể đến Diane de Poitiers và Catherine de Médicis, cả hai đều là những phi tần được vua Henri đệ nhị (thế kỷ 16) yêu mến và đều sống ở đây. Sau đó là Madame Dupin, người đã cứu Chenonceaux khỏi sự phá hủy của Cách Mạng Pháp (thế kỷ 19). 

Ajouter une légende
khuôn viên Chenonceaux là một trong những ví dụ điển hình của kiến trúc vườn kiểu Pháp

BLOIS
Một điều khá thú vị của các lâu đài sông Loire đó là vào thời kỳ truyển giao giứa Trung Cổ và Phục Hưng, các vị vua Pháp hiếm khi nào ở trong một lâu đài suốt cả năm. Họ thường chỉ lưu lại vài tháng rồi lại « chuyển nhà » sang lâu đài khác ở. Nhưng nếu tính thời gian trung bình thì có lẽ lâu đài Blois là nơi hoàng gia Pháp ở lại lâu nhất trong lưu vực sông Loire trước khi chuyển sang Paris ở hẳn. Điều đặc biệt của Blois là sự pha trộn kiến trúc của 4 thời kỳ khác nhau trải dài từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 17

một mặt là lối kiến trúc thế kỷ 17...
mặt khác là lối kiến trúc thế kỷ 16
Biểu tượng của quyền lực hoàng gia Phap. Màu xanh nước biển là một trong 3 màu chủ đạo của quốc kỳ Pháp. 

CHEVERNY
Cheverny nổi tiếng trên khắp thế giới bởi vẻ bề ngoài giống hệt lâu đài Moulinsart trong tập truyện tranh Tintin. Thực ra, tác giả Hergé đã tìm thấy nguồn cảm hứng viết truyện ở Cheverny, nơi có những cuộc triển lãm định kỳ tưởng niệm ông ta. Tuy nhiên, điểm nổi bật nhất của lâu đài nằm ở bộ sưu tầm nội thất thế kỷ 15. Cách bài trí nội thất của tất cả các gian phòng vẫn được giữ nguyên không khác gì so với thế kỷ 17. Điều đặc biệt thứ hai là Cheverny được xây dựng bởi dòng họ Hurault và đến nay, con cháu họ vẫn là chủ của lâu đài. Đó là điều cực kỳ hiếm ở Châu Âu khi mà đại đa số các lâu đài trước kia vốn thuộc về các dòng họ quý tộc thì nay la của công và thuộc sự quản lý của nhà nước. Đã qua 6 thế kỷ, con cháu nhà Hurault vẫn sống trong chính lâu đài của mình và thường tổ chức các bữa tiệc xa hoa, chứng minh cho danh tiếng của dòng họ có công lớn với các triều đại phong kiến Pháp.  Nhà Hurault có nhiều thành viên giữ các chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước đặc biệt là trong mảng tài chính và quân sự. Với sự giàu có của mình, họ đã sắm được bộ sưu tầm đồ sộ






Xem thêm bài viết cùng chuyên mục:

Ý kiến bạn đọc [ 0 ]


Ý kiến của bạn