Bắt đầu câu chuyện, chúng ta hãy bàn đến một yếu tố hết sức quan trọng của chiếc iPad mới này: cái tên. Tên của một sản phẩm, ngoài việc đại diện hình ảnh thương hiệu của sản phẩm, nó còn cho chúng ta thấy một phần nào đó về chính sách, tư duy và các hoạch định của công ty đó trong tương lai, Apple cũng không phải ngoại lệ.
New iPad, sản phẩm lớn đầu tiên được phát triển và chịu ít ảnh hưởng của Steve đã thể hiện rõ một điều: Tim Cook không muốn làm một Steve Jobs thứ hai, ông có cách tiếp cận vấn đề hoàn toàn khác. New iPad, cái tên đem lại cảm giác mới mẻ, thúc giục người dùng mua ngay sản phẩm thay vì "bắt" người dùng phải nghiên cứu tính năng và ít chịu ảnh hưởng của tên như cách đặt tên cũ. Cách đặt tên "New" hay "Super"... là một phương thức marketing khá nổi tiếng, được nhiều hãng lớn trên thế giới sử dụng với mục đích chính là tăng hiệu quả lớn trên nền chi phí thấp nhất: đây, có lẽ là tư duy sản phẩm của một nhà kinh tế như Tim Cook.
Trước tiên, hãy nhìn vào trường hợp của Kodak, người khổng lồ đã từng một thời chiếm tới hơn 90% thị phần thị trường phim ảnh toàn thế giới nhưng vừa phải nộp đơn bảo hộ phá sản cách đây không lâu. Có nhiều yếu tố làm nên thất bại cay đắng và đầy nghiệt ngã của Kodak nhưng tóm lại, hai nguyên nhân chính đến từ sự phát triển của công nghệ và tư duy bảo thủ, trì trệ của ban lãnh đạo hãng sản xuất máy ảnh film này. Nhưng, nếu quy trách nhiệm, tư duy bảo thủ chịu trách nhiệm lớn hơn nhiều.
Cách đây vài năm, nhắc đến BB là người ta nhắc đến thiết kế máy bền, bàn phím QWERTY tốt, push mail, văn bản... BB tập trung phát triển những giá trị này nhưng cũng như Kodak, họ không lường trước được sự lớn mạnh quá nhanh của các đối thủ.
Về sự kém hoàn hảo, kém chau chuốt hơn, điều này thể hiện qua nhiều việc, một trong số đó là việc Siri - người trợ lý ảo trở thành phần mềm Beta đầu tiên được phép xuất hiện trong danh sách các phần mềm chính thức, cài đặt sẵn trên mỗi chiến iPhone 4S ra lò.
Ý kiến bạn đọc [ 0 ]
Ý kiến của bạn