Marrakech
Thứ Hai, 12 tháng 3, 2012
Có thể bạn bảo tôi là điên nhưng tôi đúng là hay có thói quen đi du lịch đến một địa điểm ngay sau khi địa điểm đó có gặp biến động. Lần này là Marrakech, nơi vừa mới có vụ đánh bom khủng bố làm chết hơn 10 du khách Pháp. Thực tế luôn cho thấy rằng sau mỗi một bất ổn chính trị như vậy, lượng khách du lịch sẽ giảm thậm tệ và quốc gia đó sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu hút khách du lịch trở lại. Điều đó tất yếu sẽ dẫn đến việc giá vé máy bay và chi phí các dịch vụ sẽ giảm xuống. Vậy thì còn chần chừ gì nữa? Có mỗi 60 euro vé khứ hồi từ Paris bay thẳng đến Marrakech.
Quảng trường Jemaa El-Fna là một trong những biểu tượng của Marrakech và cũng là trung tâm của khu phố cổ Medina. Trong tiếng ảrập, Jemaa El-Fna có nghĩa là “nơi tập trung những xác chết” bởi dưới thời các vị vua Hồi giáo trong quá khứ, đây là nơi những tên phạm tội bị hành quyết. Sức hút của Jemâ El-Fna đến từ sự góp mặt của rất nhiều nghệ sĩ rong, những gian hàng hoa quả khô và hàng loạt nhà hàng nhỏ. Quảng trường chỉ thực sự sôi động vào buổi tối khi mà các hàng quán bắt đầu mở hàng mà tỏa ra những mùi vị thèm rỏ rãi. Từ tầng 1 của một quán café, có thể nhìn được toàn cảnh quảng trường với hàng loạt đèn tuýp khiến có cảm giác như những con đom đóm giữa lòng thành phố.
|
|
Souk hay còn gọi là khu chợ giời. Vai trò của khu chợ này rưa rứa giống khu phố cổ của Hà Nội với một hệ thống chằng chịt các nẻo đường nhưng tất nhiên là nhỏ hơn so với phố Hà Nội. Mỗi một nẻo bán chuyên một loại hàng hóa : hoặc chỉ bán đồ gia dụng, hoặc chỉ bán vải vóc…Tôi chọn 2 thời điểm để khám phá khu chợ này : hoặc vào sáng sớm khi mà những ánh sáng mặt trời đầu tiên rọi xuống các gian hàng tạo nên một vẻ huyền bí trong các bức ảnh, hoặc vào cuối buổi sáng lúc mà chợ nhộn nhịp người qua lại. Dưới những tia nắng lấp lóe, tôi chìm vào thế giới của “nghìn lẻ một đêm” Marốc.
|
Những nẻo đường bé tí hin, những ngõ cụt, nghìn lẻ một màu sắc và hương vị đậm đà của những gia vị đặc trưng Châu Phi hiện ra trước mắt tôi.Trong đại dương những tạo hóa thủ công như thế này, thật khó có thể xác định được chính xác mình đang ở đâu. Nhưng đó mới là điều khiến du khách tìm đến đây : đi lạc trong mê cung này và để sự cảm nhận cá nhân dẫn đường đi.. |
|
Trước kia, khu vực này là nơi tập trung những đoàn caravan chuẩn bị trước khi lên đường đi qua sa mạc. Dần dần, từ điểm tập trung đó phát triểnđô thị qua nhiều thế kỷ và có hình thù như ngày nay. |
|
Ngoài chức năng thương mại, khu chợ Souk còn có chức năng văn hóa bởi nhiều bộ tộc hẹn gặp nhau ở đâyđể giải quyết những khục khặc cá nhân hoặc sắp xếp việc cưới xin. Và cho đến ngày nay, cuộc sống của Marrakech vẫn xoay quanh những giá trị truyền thống phát triển ở khu chợ Souk. |
|
Tanneries là nơi người ta nhuộm màu vải . Mặc dù nhiều người nói rằng khu này chỉ dành riêng cho người địa phương, tôi vẫn mạo hiểm lẻn vào mà chẳng phải mất một xu cho bọn cò mồi. Nghề này đã tồn tại ở Marốc từ thế kỷ 16 dưới thời các vị vua Almohade. |
|
Chuyển hóa một lớp da thô thành đồ da thuộc bằng những phương pháp thủ công truyền thống vẫn còn thịnh hành ở Marrakech. Tất nhiên, để có dịp chiêm ngưỡng những màu sắc sặc sỡ thì phải chịu đựng mùi buồn nôn phang phảng khắp nơi đây. |
|
Nhà thờ Hồi giáo Koutoubia, được đặt tên như vậy vì trước kia đây vốn là nơi tập trung chợbán sách cũ. Đối với người dân Marrakech, tháp chuông Koutoubia được sánh nhưtháp Eiffel của Paris. |
|
Khu lăng mộcủa dòng họ Saadian. Khu lăng mộ này chôn vùi trong bí mật hàng trăm năm trước khi được khám phá đầu thế kỷ 20 trong tình trạng nguyên vẹn. Triều đại Saadian ngự trị Marrakech vào thế kỷ 17 nhưng dần suy yếu và rơi vào tay vua Hồi giáo Moulay Ismail. Số phận của dòng họ Saadian khá giống với triều đại nhà Lý ởViệt Nam. Vua Moulay Ismail ra lệnh bắt giam nhiều hậu duệ của Saadian và cho phá hủy khá nhiều công trình kiến trúc được xây dựng dưới triều đại này. Tuy nhiên, vì lý do sùng đạo, chỉ có những phần mộ của vua chúa Saadian là được buông tha. |
|
Giáo đường Hồi giáo Ben Youssef là một trong những giáo đường lớn nhất Bắc Phi và cũng là ví dụ điển hình cho lối kiến trúc Hồi giáo của Marốc. |
|
Được xây dựng vào năm 1570, giáo đường thời kỳ phồn thịnh có thể chứa được 900 sinh viên. |
Ý kiến bạn đọc [ 0 ]
Ý kiến của bạn