Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ

Thứ Tư, 21 tháng 3, 2012
Trĩ là một biểu hiện sinh lý vì khi sinh ra con người đã có trĩ. Các trĩ là hiện tưởng của búi tĩnh mạnh nằm ở dưới niêm mạc trực tràng tại 2 vị trí tương ứng là phía trên của cơ thắt trong và phía trên của cơ thắt ngoài. Như vậy, khi các cơ thắt trong hoặc ngoài cơ thắt để đóng hậu môn thì trĩ có tác dụng như một van làm cho nó khít lại.Và bệnh trĩ là hậu quả của một quá trình tắc mạch dẫn đến nhồi máu của các tĩnh mạch trĩ dẫn đến các triệu chứng viêm nhiễm hay chảy máu…Bệnh thường gặp ở người 30-60 tuổi, cả nam và nữ, ít gặp ở trẻ em.
Trĩ có 4 mức độ:
Độ 1: Búi trĩ xuất hiện bên trong lòng hậu môn, khó nhận biết, ngay cả khi thăm khám bằng tay. Đi ngoài đau kèm ra máu là triệu chứng chính
Độ 2: Búi trĩ sa thấp hơn, nằm thập thò ở bên trong hậu môn. Khi rặn hay đi đại tiện thường đau và kem chảy máu, búi trĩ có thể thò ra ngoài sau đó tự thụt vào.
Độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn khi đi đại tiện, khi ngồi xổm hay cả khi đi lại nhiều. Khó tự tụt vào, phải dùn tay đẩy búi trĩ mới vào bên trong hậu môn.
Độ 4: Búi trĩ thường xuyên nằm ngoài hậu môn. Ngay cả khi dùng tay cũng khó đẩy vào hoàn toàn bên trong hậu môn. Bệnh nhân cảm thấy không thoải mái khi ngồi, thậm chí chảy máu.
Nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh này:
- Táo bón: Việc gắng sức khi rặn để tống phân ra có thể tạo sức ép lên các tĩnh mạch bị dãn và dẫn đến trĩ.
- Thói quen ăn uống không tốt như ăn ít chất xơ và rau quả, ăn nhiều gia vị (tiêu, ớt), uống nhiều rượu.
- Di truyền: Gia đình, dòng họ có nhiều người bị trĩ.
- Thai kỳ, sinh đẻ: Phụ nữ mang thai và cho con bú càng dễ bị trĩ và táo bón, vì ngoài những nguyên nhân thông thường gây ra táo bón và trĩ như thói quen ăn uống thiếu chất xơ, uống ít nước, ít vận động,…. Phụ nữ mang thai và cho con bú còn phải chịu thêm những nguyên do khác, mà nhiều khi là ‘bất khả kháng’. Khi có thai, áp lực bụng tăng cao, nhất là ở thời kỳ cuối. Sự chèn ép của tử cung lên tĩnh mạch ngày càng cao, ảnh hưởng đến sự hồi lưu của máu, làm cho trùm tĩnh mạch trĩ bị xung huyết, mở rộng ra. Hậu quả là tình trạng bí đại tiện tăng thêm, đoạn cuối trực tràng và hậu môn bị nứt, khiến thai phụ dễ mắc bệnh trĩ. Táo bón trong lúc mang thai là bệnh thường gặp, do phải bổ sung canxi và sắt, cũng như thường ít vận động hơn bình thường. Đây cũng là nguyên nhân làm gia tăng bệnh trĩ.
-Táo bón kinh niên: Những bệnh nhân này mỗi khi đi cầu rặn nhiều, khi rặn áp lực trong lòng ống hậu môn tăng lên gấp 10 lần. Táo bón lâu ngày làm xuất hiện các búi trĩ. Các búi trĩ dần dần to lên và khi to quá sẽ sa ra ngoài.
-Hội chứng lỵ: Những bệnh nhân bị bệnh lỵ mỗi ngày đại tiện nhiều lần và mỗi lần đại tiện phải rặn nhiều làm tăng áp lực trong ổ bụng.
-Tăng áp lực ổ bụng: Những bệnh nhân viêm phế quản mạn tính, những bệnh nhân dãn phế quản, phải ho nhiều, những người làm lao động nặng như khuân vác… làm tăng áp lực trong ổ bụng, dễ dàng cho bệnh trĩ xuất hiện.
-Tư thế đứng: khi nghiên cứu áp lực tĩnh mạch trĩ, người ta ghi nhận áp lực tĩnh mạch trĩ là 25cm H2O ở tư thế nằm, tăng vọt lên 75cm H2O ở tư thế đứng. Vì vậy, tỉ lệ mắc bệnh trĩ ở người phải đứng lâu, ngồi nhiều, ít đi lại như thư ký bàn giấy, nhân viên bán hàng, thợ may, …
-U bướu hậu môn trực tràng và vùng chung quanh: như ung thư trực tràng, u bướu vùng tiểu khung, thai nhiều tháng… khi to có thể chèn ép và cản trở đường về tĩnh mạch hồi lưu làm cho các đám rối trĩ căng phồng lên tạo thành bệnh trĩ.
Tổng hợp.
Xem thêm bài viết cùng chuyên mục:

Ý kiến bạn đọc [ 0 ]


Ý kiến của bạn