Đọc sách - điều kiện cần của dân du lịch bụi

Thứ Ba, 13 tháng 3, 2012
Như đã trình bày trong một bài về những tố chất mà dân du lịch bụi cần có, đọc sách thực sự là một điều không thể thiếu trong khâu chuẩn bị một chuyến đi đến một nền văn hóa mà mình mù tịt chẳng biết gì. Kể cả khi thế giới Internet đã phát triển, không phải lúc nào bạn cũng tìm được những thông tin chính xác và thêm nữa mình thấy tham khảo diễn đàn và xem youtube nhiều quá nhiều khi làm tầm thường hóa các địa danh du lịch. Những gì bạn tìm kiếm trên mạng chỉ cho bạn những thông tin hữu ích cho du lịch (ăn ngủ, đi lại, mua bán…) nhưng không phải lúc nào cũng giải thích cho bạn một cách tường tận phong tục tập quán  của các vùng bạn đặt chân đến.



Văn hóa đọc, điều kiện cần để phát triển văn hóa du lịch
Tại sao Việt Nam lại có ít người ham đi du lịch, đặc biệt là du lịch bụi? Nhiều nguyên nhân lắm : tiền, thời gian rỗi, hiểu biết văn hóa, trách nghiệm gia đình, vốn tiếng ngoại ngữ. Việt Nam đã phát triển kinh tế nhiều so với hơn 2 thập kỷ trước và điều đó đồng nghĩa với việc phát triển hiểu biết văn hóa thế giới. Tuy nhiên, mình nghĩ chắc là phải còn mất thêm ít nhất một thập kỷ nữa thì người dân mới có những hành trang tối thiểu để có thể di du lịch tự túc được. Ở đây, mình chỉ tập trung vào thói quen đọc sách.

Không quá khó để nhận ra rằng văn hóa đọc sách nhìn chung còn rất thấp. Đi vào các hiệu sách, những quyển sách về du lịch không nhiều nếu không muốn nói là nghèo nàn. Cũng phải thôi, chẳng nhà xuất bản nào lại dại dột in ra một đống sách đồ sộ để rồi chẳng ai mua đọc. Nhing vào người láng giềng Trung Quốc, mình nghĩ khuynh hướng phát triển của nước mình cũng sẽ rưa rứa giống họ. Mình đã thấy xuất hiện những quyển sách kiểu Lonely Planete nhưng phiên bản tiếng Trung. Điều đó cho thấy có một nhu cầu đọc cẩm nang du lịch rất lớn bên đó để những nhà xuất bản bỏ công dịch những trang sách nước ngoài. Nhìn lại thị  trường Việt Nam, có thể thấy chưa có loại sách này. Những quyển sách Lonely Planete tôi tìm được ở khắp nơi cũng chỉ bằng tiếng Anh. Mà đâu phải ai cũng có thú đọc sách bằng tiếng nước ngoài đâu.

Còn về sách báo và tạp chí thì sao? Tôi nhận thấy ở rất nhiều báo chí đại chúng nước ngoài, thường có một trang dành riêng cho du lịch, thường là ký sự về một vùng đất nào đó. Ở mình thì loại hình đó chưa phổ biến lắm. Mình mới chỉ thấy có kênh du lịch trên tivi. Tóm lại, văn hóa đọc sách ở Việt Nam mới còn trong giai đoạn “ủ trứng” và không biết đến bao giờ thì nó nở.

Xem thêm bài viết cùng chuyên mục:

Ý kiến bạn đọc [ 0 ]


Ý kiến của bạn