(Tiếp theo)
Thôn vùng cao A Sờ thuộc xã Ma Cooih, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam - thôn có đường Hồ Chí Minh (QL14) chạy ngang.A Sờ có nhiều cây gỗ quý như huỳnh đàn, trắc thối (còn có tên gỗ sưa, sưa trắng, trắc)... , đây là loại gỗ quí, có mùi thơm, kỵ muỗi, gió độc và chỉ mọc trên đá vôi, có giá bán từ 100 - 200 triệu đồng/ m³ - những cây quý này có ở thôn A Sờ và các thôn lân cận của xã Macooih. Tuy nhiên ngày nay bị lâm tặc từ nhiều nơi khác đến khai thác cạn kiệt để xuất đi Trung Quốc - rừng vẫn còn đấy nhưng vẫn rất dễ bị xâm phạm và thu hẹp diện tích.
Hồi năm 2001, nhà nước đã đầu tư 14 tỉ đồng (số tiền này khi đó khá lớn) xây dựng Làng Thanh niên lập nghiệp A Sờ nằm bên trục đường Hồ Chí Minh nối Đông Giang với Nam Giang trên diện tích 628ha.
< Cả một ngôi chợ nhưng chỉ có 3 người bán hàng. Mình đang hỏi chuyện với các chị trong chợ TTCX A Sờ.Mục tiêu của dự án là giúp thanh niên dân tộc thiểu số lập thân lập nghiệp, phát triển kinh tế xã hội miền núi. Năm 2008, làng chính thức được Tỉnh Đoàn Quảng Nam bàn giao cho xã Ma Cooih và huyện Đông Giang quản lý.
< A Sờ cũng có ngân hàng và vài cơ quan gì đó nhưng... đóng cửa im ỉm.Dự án đã đầu tư xây dựng cơ bản điện, đường, trường, trạm và hỗ trợ xây dựng nhà cửa cho đội viên. Vài năm sau, ngôi chợ khang trang A Sờ cũng hoàn thành gần đó. Lúc ấy lại có dự án thủy điện A Vương đang khởi công, hình ảnh một "phố núi A Sờ" sầm uất, nhộn nhịp từ người tứ xứ đổ về đây chủ yếu là công nhân thủy điện ngoài người bản địa.
< Trường THCS Bán trú Trần Phú rất đẹp nằm ven lộ..
Dạo đầu bán buôn cũng sầm uất, người mua lớp lớp vừa dân làng, vừa công nhân xây dựng thủy điện. Các dãy nhà toàn quán ăn, quán nhậu và tạp phẩm, chợ búa cũng xôm tụ. Những người chuyên giao hàng cho các nhà thầu thi công thủy điện cũng trở thành chủ nợ: cứ ghi sổ để cuối tháng nhà thầu trả tiền một lần...
< "Làm quen" với các em.Vậy nhưng công trình xong, nhà thầu rút đi thì các chủ nợ mới khốn khổ vì những món nợ hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu chả biết đòi ai.
< Mấy cô bé người dân tộc gọi mãi không vào - nhờ các em trai trong này kêu réo mới hết ngần ngại, chạy vô.Nhận xong đứng tụm năm tụm ba săm soi những chiếc áo mới.< Chụp tấm ảnh kỷ niệm, xong thì bọn mình đi. Mong rằng các em sẽ học thật giỏi để sau này giúp ích cho A Sờ vươn lên.< Chạy một đoạn, mình nhắm không đủ thời gian nên phải quay về.< QL14 vắng teo. Nhưng "chết nhiều" theo kiểu các em nói là do chạy ầu, đụng xe hay lọt vực.< Đường vào thủy điện A Vương. Các sông ở Tây nguyên lủ khủ thủy điện.Bây giờ tại A Sờ, số hàng ăn còn lại đếm không hết đầu ngón tay, nhiều hàng quán dẹp tiêm đóng cửa. Những quán còn lại: may chăng cũng chỉ có dăm lượt khách vãng lai ghé vào uống nước, ăn cơm khi lỡ độ đường.
< Con đường đẹp như tranh vẽ.Làng Thanh niên lập nghiệp A Sờ lúc đầu bề thế với hơn trăm hộ (2008) nay chỉ còn 45 hộ ở ổn định, 14 hộ còn nhà nhưng không ở, số còn lại bỏ làng đi đâu không ai rõ. Ngay trung tâm của làng, ngôi nhà cộng đồng gắn biển: “Công trình sinh hoạt cộng đồng làng TNLN A Sờ” giờ trơ lại bộ khung, cỏ dại mọc kín lối vào. Mái tranh rách toác, gỗ phơi nắng mưa lâu ngày đã mục gần hết.
< Thoạt lên đây thì liên tục các dốc, giờ trở xuống cũng liên tục đổ đèo. Tuy nhiên tính thời gian: đi lâu hơn về, phần khác cũng do mình đã quen đường.< Núi non Trường Sơn trùng trùng điệp điệp.Nghe nói là làng có điện, có đường nhưng nước mấy năm nay không có một giọt. Dân bản xứ còn bám lại được chứ người từ nơi khác đến thì không chịu xiết. Hồi đầu, làng có nước tự chảy nhưng mưa bão hỏng hết, dân làng phải tự làm bể hứng nước mưa và chở nước suối về dùng.
< Những vòng cua uốn lượng của đường Hồ Chí Minh đoạn A Sờ - Thạnh Mỹ.Bây giờ thì nhiều ngưởi bỏ làng về xuôi, mở quán, làm công có thu nhập hơn nhiều. Thế mới hay: tạo dựng hạ tầng, nhà cửa cho làng đã khó, giữ dân ở lại còn khó hơn!
< Nếu không có cua quá gắt thì tha hồ quay ngang trở dọc tìm cảnh đẹp, rất ít xe nên cũng không hề nguy hiểm.Ngay chợ A Sờ cũng vậy, khi bọn mình ghé vào thì chỉ có đúng 3 chị phụ nữ bán hàng. Hàng hóa cũng linh linh, chất đầy trên các kệ nhưng hoàn toàn không có một người khách nào. Chợ rộng, nhà xa nên tối đến: các chị lại giăng mùng ngay cạnh sạp hàng - vừa ngủ vừa trông nom. Thi thoàng có xe công trình thủy điện Sông Bung 5 chạy ngang lại vẫy tay chào, miệng vui nhưng lòng buồn.
< Rất vắng nhưng vậy mới tuyệt vời.Ngồi nói chuyện một hồi rồi bọn mình từ giã các chị, chạy về hướng trung tâm thôn - chỉ cách chợ, nơi mình vừa ghé hơn 1km. Nhà cửa lưa thưa, quẩn quanh trên đường là vài đứa trẻ chạy chơi tung tăng. Bọn mình tấp lại ven đường, nhìn lên thấy tấm bảng "Trường mẫu giáo Hướng Dương" nhưng không có bé nào cả ngoại trừ anh bảo vệ - hình như có cô nào đó trong phòng GV.
< Thủy điện Sông Bung 5 trong nắng chiều.Lúc này bà xã mở túi đem theo soạn đồ ra: bây giờ mình mới biết trong đó là toàn là kẹo và áo khoác, áo thun đủ kiểu. Cái thứ kẹo Albeliebe viên tròn tròn, beo béo vả lõm giữa tâm mà từ lúc mình còn ở tiểu học đã biết mùi vị rồi, bây giờ lại có nhiều vị khác là dâu và cà phê chứ không đơn thuần là caramel giống thuở vài mươi năm trước.
< Một gia đình người dân tộc đi rẫy về. Lúc này mình thật sự tiếc vì không còn quà gì trong túi trong khi gia đình kia có hai đứa trẻ.Còn chuyện áo thì giờ cũng rõ: trước kia thắc mắc hoài: không biết sao 'nửa kia' đi chợ, cứ một vài hôm lại mua về một cái rồi lại tẩn mẩn săm soi - nhà không có con nít thì mua làm chi cà? Hèn chi túi treo xe kỳ này nặng kinh khủng dù áo quần bọn mình đem chỉ theo mấy bộ.
< Cái đẹp hiện diện khắp mọi nơi buộc mình phải dừng lại lia lịa để làm phó nháy - chỉ tiếc là máy cùi bắp.Vào trường tặng thì ngại vì chỉ đem theo phân nửa (nửa kia còn để tại nhà nghỉ), hơi ít... so với cả trường đông. Vậy là quy tụ những em nhỏ gần đó lại cho quà. Đứa có túi thì nhét đầy kẹo, đứa không túi thì kéo vạt áo thun lên đựng, tiếng cười nói rôm rả cả góc đường làm các em hiếu kỳ đi ngang nhìn với ánh mắt tò mò.
< Nhưng máy cùi thì cùi, vẫn ráng chộp tà la..., không đến nỗi tệ.Bọn mình ngoắc, bọn trẻ cứ ngần ngại không dám vô nhận - phải nhờ đám trẻ trong đây gọi thì chúng mới bớt sự ngần ngại. Những chiếc áo khoác, áo thun được tặng cho mấy em gái, đám con trai được cái là không dám dành - chỉ nhận và nhơi kẹo.
Nói thật: trẻ A Sờ cũng không hẳn là nghèo, nghèo thật sự là những bản làng dân tộc ở sâu hơn chứ không phải ngoài QL14.
Tuy nhiên để vào đó là cả một vấn đề, bọn mình thì không thể vì kém sức. Nhưng quà vẫn là sự thích thú của các em nhất là ở những nơi không được đầy đủ như thành thị. Món quà nhỏ nhưng các em rất vui, dĩ nhiên bọn mình còn vui hơn nhiều - 'Cho' để nhận lấy cái nhiều hơn cả sự 'nhận'.
< Con đường phía trước tít dưới kia, nơi mà một chút mình sẽ đến trông như kẽ chỉ.Bấy giờ đã 3h20, phố núi nhanh tắt nắng nên mình vội bấm tấm ảnh với mấy em còn lại và đi. Nhưng bây giờ đi Prao , đi đèo Bà Lệch... như kế hoạch à? Đi Prao thì sẽ đến được vì chỉ còn cách mười mấy cây số. Nhưng dốc nhiều và đầy cua thế này thì chắc chắn khi về sẽ đi trong đêm!
Nhớ khi nãy tán chuyện cùng bọn trẻ, một đứa nói "đường ngoài kia người ta chết nhiều lắm" - hỏi vì sao chết thì cu cậu trả lời "té xe, đụng xe".
QL14 dài thường thượt, dĩ nhiên ngang các khu dân cư thì có đèn đường - khoảng vô tận còn lại thì tối đen. Với đèn chiếc Win mà phải đi trong đêm đoạn đường này thì... Chẹp, kẹt quá! Vậy là bà xã thúc về, trở đầu xe lại thôi.
< Đứng trên này, nhìn đường sẽ đến là tít dưới kia...Chạy ngang A Sờ, tình cờ bắt gặp lại nhóm trẻ gái vừa nhận được áo, bọn mình nhận được những cái vẫy tay chào từ giã với những ánh mắt khó quên, những ánh mắt của trẻ vùng cao.
Chiều tà, ánh nắng vàng vọt. Những đoạn bị núi che cứ tựa như muốn sầm tối. Hiếm hoi lắm mới thấy một chiếc xe gắn máy chạy ngược hay xuôi chiều.
Cái bao hành lý phía sau nhẹ tênh, chỉ còn trong đó mấy bình vá nhanh cùng chiếc bơm đạp. Mênh mộng giữa đất trời và rừng núi, tiếng xe máy vẫn đều đều...
< Thấy thác đẹp nên dừng lại. Có dịp tán chuyện với 2 người địa phương: Một anh có giọng Bắc, anh kia người xứ Quảng.< Thác nhỏ thôi nhưng đẹp. Cung đường Hồ Chí Minh có nhiều thác dạng này do đường cắt ngang núi rừng mà - có rừng núi là phải có thác.< Những khúc cua vòng vo như rắn bò...Lại nhớ lời cậu bé khi nãy: "Ở đây đi học còn được tiền" - đúng vậy đó: nhà nước phải làm như vậy để khuyến khích các em đến trường.
Vài trăm ngàn cho một trẻ, một tháng ở vùng cao? Hàng trăm trẻ trong bản, hàng ngàn thôn làng, hàng chục ngàn xã huyện, cả đống tỉnh thành trên cả nước: xem ra chi phí sẽ khổng lồ cho ngành giáo dục hàng năm.
< Thiên nhiên kỳ vĩ...Tốt cho trẻ nhưng cũng kỳ kỳ sao đấy: Nhà nước xây trường, cắm giáo viên để trẻ đi học. Còn trẻ "đi học" để có thêm tiền phụ giúp cha mẹ! Liệu có phương cách nào tối ưu hơn để nâng tầm tri thức cho những thế hệ trẻ vùng cao, cách nào để phát triển vũng chắc cho những vùng đất này?
< Thật đẹp với những người yêu thích thiên nhiên hùng vĩ.Đây là chuyện quá tầm hiểu biết, mình pó tay. Nhưng điều có thể khẳng định: đây là một vùng đất tuyệt vời với núi rừng hùng vĩ cùng với những con người rất dễ thân thường, cho mình cảm giác nhơ nhớ khi rời xa.
Chưa hết đâu: hôm sau đến Thác Grăng, lại có dịp tiếp xúc với người Cơ Tu... Lại cho và nhận rồi lại nhớ, nhưng đó là chuyện sau.
Về nhà nghỉ thư thả một chút với vòi nước rồi lại đi. Chợ Thạnh Mỹ khá đông nhưng bán toàn gà, có lẽ giống gà dai dai mà mình đã ăn hồi trưa.
Chạy một đoạn thấy hàng cháo nên nhào vô; chị bán hàng vui vẻ, quán sạch sẽ, hứa hẹn cho một bữa ăn ngọn đây. Cháo gà, gỏi gà, bia..., cả thảy là 70k cho 2 người > giá tốt, chất lượng cũng tốt luôn.
< Thạnh Mỹ kia rồi, chỉ còn một khúc cua cùng cây cầu cao cẳng...Trời sụp tối lại xách xế chạy loanh quanh, ngang trường bán trú dân tộc - nhìn vô 2 hàng tạp hóa thấy đông quá trời đông! Đây là các 'sĩ tử' nhí từ trong các bản làng xa về đây trọ học.
Vậy là lại chạy về nhà nghĩ lấy quà tặng... và còn dặn kỹ "ăn rồi nhớ súc miệng chứ không là hư răng hết đó nghen".
< Giờ tan trường tại Thạnh Mỹ của lớp trung học.Đêm êm đềm, xe vẫn vứt ngoài sân vì mọi người nơi đây cũng vậy, không hề mất.
Mai bọn mình lại đi Khâm Đức rồi...
Còn tiếp
Điền Gia Dũng - By
EmVân Pcworld-com.blogspot.com Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8 - Phần 9 - Phần 10 - Phần 11 - Phần 12 - Phần 13 - Phần 14 - Phần 15 - Phần 16 - Phần 17 - Phần 18
Ý kiến bạn đọc [ 0 ]
Ý kiến của bạn