Quảng trường Jemaa El Fna và cách quy hoạch của chính phủ
Thứ Sáu, 16 tháng 3, 2012
Quảng trường Jemaa El-Fna của Marrakech cũng giống như khu phố cổ của Hà Nội, điểm thu hút khách du lịch quan trọng nhất. Không có mấy khách du lịch để ý thấy rằng để thu hút khách quốc tế, chính quyền địa phương đã tính toán nhiều phương án nhằm « disneyland hóa » toàn bộ khu chợ. Tôi thì cũng không biết chi tiết là như thế nào nhưng đã khám phá ra nhiều điều khi nói chuyện với cô gái làm việc ở hostel tôi nghỉ đêm. Tôi được thông tin rằng toàn bộ khu quảng trường đó được quy hoạch rất có ý đồ nhằm tăng sức thu hút tối đa của địa danh.
Nhạc công gnaouas. Khi hoàng hôn buông xuống, những hậu duệ của nô lệ Châu Phi này tập hợp thành một nhóm người xoay quanh những nhạc công, gọi là « maalem ». Họ nhanh chóng chọn vị trí làm sao để thu hút người qua lại một cách dễ nhất. Có thể dễ dàng nhận ra họ bởi những nhạc cụ đặc trưng : « guembri », một loại đàn gẩy có 3 dây và « qraqeb », một loại kèn thổi bằng kim loại.
Người thôi miên rắn, Ahmed sở hữu khoảng 30 con rắn hổ mang ở nhà và chỉ mang theo những con nào hấp dẫn nhất, đặc biệt là con rắn cobra đến từ Bắc Phi này. Cũng giống như những người cùng nghề, anh là thành viên của một hiệp hội hoạt động chống lại việc đối xử tàn bạo với thú vật
Kể những câu truyện thú vị về lịch sử của quảng trường Jemaa El-Fna đã từng là một thời hoàng kim của những người làm nghề này. Nhưng với triều đại của tivi và thông tin đại chúng, những người như Ahamed phải tìm một nghề khác để sinh nhai như nghề làm thủ công. Những người tâm huyết theo nghề kể truyện chỉ còn lại 7 người
Fondouk, những điểm tiếp tế cho các đoàn caravan xưa kia nhay trở thành những cửa hàng bán đủ các loại tạp hóa như tơ lụa, vải vóc, da thuộc, sành sứ, gỗ mộc. Tất cả những điểm này đều nằm rất gần quảng trường Jemaa El-Fna, nên du khách chắc chắn sẽ bị thu hút ngay.
Với những người thợ nhuộm, không quá khó khăn để bắn hàng chục sản phẩm da thuộc khi mà họ trưng bày đủ các loại màu sắc sặc sỡ trên mái nhà hoặc trước cửa nhà
Theo thông số, có khoảng 18 souk (tiếng ả rập có nghĩa là chợ giời) ở Marrakech và tại đây có khoảng 40.000 thợ thủ công với đủ các loại ngành nghề. Những sản phẩm truyền thống của họ ngày nay bị cạnh tranh bởi những xăng-đan bằng cao su hoặc những chiếc khăn quàng xuất xứ từ Trung Quốc hay Ấn Độ.
Những người chủ quán ăn nhậu, chúa tể của quảng trường, đang dọn mở hàng lúc 16h. Ngay lúc 19h, đội ngũ kiểm dịch an toàn thực phẩm của thị trấn đến kiểm soát từng gian hàng một để đảm bảo chất lượng cho du khách
Ý kiến bạn đọc [ 0 ]
Ý kiến của bạn