Sarlat - hòa mình vào một thị trấn trung cổ miền tây nam

Thứ Sáu, 16 tháng 3, 2012
Sông mãi ở thủ đô Paris cũng chán, thế nên tôi tận dụng những weekend và khuyến mãi tàu hỏa cao tốc TGV để đi khám phá những vùng khác. Điểm đến của tôi lần này là thị trấn Sarlat nổi tiếng với lối kiến trúc trung cổ đặc trưng của vùng.




Sarlat được thành lập vào thế kỷ thứ 9, thời kỳ mà nước Pháp vẫn chưa có hình dạng lãnh thổ như hiện nay. Toàn bộ vùng tây nam lúc đó là lãnh thổ của những quận công.


Khúc khai sinh, cả thị trấn chỉ là một tu viện dòng Benedictine. Dần dần, mới phát triển thêm các ngôi nhà xung quanh và trở thành một thị trấn phồn vinh vào thế kỷ 13. Sarlat giữ vị trí rất quan trọng trong cuộc xung đột 100 năm giữa Anh và Pháp (1337-1453). Hồi ấy, toàn bộ phần tây nam nước Pháp bây giờ là phân tranh chấp giữa 2 quốc gia và Sarlat là nguồn cung cấp thực phẩm và vũ khí dồi dào cho quân đội Pháp.
Ở đây có nhiều ngôi nhà cổ theo kiểu gô-tích hoặc Phục Hưng. Nhưng có sự khác biệt về chất liệu xây dựng. Nếu như đá ở miền bắc nước Pháp thiên về gam màu ghi, ở đây đá lại có màu vàng, báo hiệu những ảnh hưởng của khí hậu ấm áp của Nam Âu.


Những mái nhà với ngói bằng đá lauze (một loại đá chỉ tìm thấy ở vùng này) là đặc trưng của Sarlat.


Đây là quảng trường chính của thị trấn. Cứ sáng thứ tư hàng tuần lại có phiên chợ rất nhộn nhịp.

Đúng là ở Pháp, nhiều thành phố sở hữu rất nhiều con đường lát gạch và nhà cổ nhưng với xu hướng hiện đại hóa đô thị, rất nhiều di tích bị thay đổi hoặc phá hủy. Sarlat là một trong những thị trấn may mắn thoát khỏi nguy cơ đó nhờ luật bảo vệ di tích lịch sử rất nghiêm ngặt của chính phủ Pháp

Đặc sản của Sarlat là món patê gan ngỗng.
Sản phẩm này cũng đa dạng như sôcôla
Xem thêm bài viết cùng chuyên mục:

Ý kiến bạn đọc [ 0 ]


Ý kiến của bạn